Một số triển vọng

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 93 - 96)

IV. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KH

3.Một số triển vọng

http://svnckh.com.vn 85

Trong dài hạn, nhiều nhà phân tích dự báo cùng với quá trình mở rộng thị trường, doanh thu các hãng viễn thông Việt Nam thì được ở nước ngoài sẽ lớn hơn trong nước. Các đại gia viễn thông Việt Nam đã dần coi đầu tư ra nước ngoài là chiến lược quan trọng nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. Hiện nay, Viettel và VNPT đã chính thức kinh doanh tại thị trường Campuchia, Lào, Myanmar và sẽ tập trung vào 3 thị trường là châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh.

Thế nhưng ngoài những nước có quan hệ láng giềng như Lào và Campuchia có điều kiện tương đối thuận lợi, thì việc đầu tư ra nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn bởi các rào cản về văn hoá, vì thế doanh nghiệp Việt Nam đã phải tìm hiểu kỹ văn hoá của các nước mình đầu tư, tìm cách để bản địa hoá các thương hiệu tại thị trường nước ngoài, để người dân nước đó thấy rằng đây chính là mạng viễn thông của nước họ, phục vụ họ.

Có thể nói, triển vọng của các hãng viễn thông Việt Nam ở thị trường nước ngoài là rất lớn, đồng thời việc các doanh nghiệp có đạt được và duy trì thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào những chiến lược phát triển mang tính dài hạn, dựa trên việc nghiên cứu phân tích thị trường kỹ lưỡng và chính sách phù hợp.

Kết Luận

Hòa mình vào sự phát triển chung của đất nước, trong những năm qua, thị trường viễn thông di động Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hoạt động vẫn mang nhiều mang tính tự phát, chưa chú trọng đến vai trò hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh, đương đầu với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Điều này đòi hỏi phải có hệ thống lý luận soi đường. Lý thuyết trò chơi là một trong những lý thuyết đã được áp dụng rộng rãi, và mang lại nhiều thành công cho các doanh nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp Việt Nam, lý thuyết này còn rất mới mẻ và chưa được áp dụng nhiều.

http://svnckh.com.vn 86

Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, lý thuyết trò chơi nên được tăng cường giới thiệu và áp dụng trong thực tiễn kinh doanh.

Với mong muốn đó, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “ Lý thuyết trò chơi và áp dụng trong phân tích cạnh tranh và sự lựa chọn chiến lược của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam” tham dự cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học. Với bài viết này, nhóm hi vọng sẽ không chỉ đưa ra những định hướng phát triển cho thị trường những năm tiếp theo, mà còn mang đến cho người đọc những hiểu biết chung về lý thuyết trò chơi, cách vận dụng lý thuyết này vào phân tích thực tiễn, từ đó có những động lực khám phá tìm hiểu hơn nữa về lý thuyết này.

http://svnckh.com.vn 87

Danh mục tài liệu tham khảo

I. Sách:

1. A.M. Bradenburger; B.J. Nalebuff – “Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh”, Nhà xuất bản tri thức.

2. Thomas C.Schelling – “Chiến lược xung đột”, Nhà xuất bản trẻ

3. Avinash K.Dixit; B.J. Nalebuff – “Tư duy chiến lược”, Nhà xuất bản tri thức.

4. Nguyễn Xuân Vinh, - Chiến lược thành công trong thị trường viễn thông cạnh tranh, Nhà xuất bản Bưu điện, 2004.

5. Garry D.Smith, Danny R.Arnol, Bobby G.Bizzell – “Chiến lược và sách lược kinh doanh”, Nhà xuất bản thống kê, 1997.

6. Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam – “Định hướng phát triển bưu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2015”, Nhà xuất bản bưu điện, 2005.

7. Raymond Alain, Thietart – “Chiến lược doanh nghiệp”, Nhà xuất bản thanh niên, 1999. II. Website: 1. http://vi.wikipedia.org/wik 2. http://www.mobifone.com.vn/web/vn/ 3. http://vinaphone.com.vn/ 4. http://vietteltelecom.vn/ 5. http://vietnamnet.vn/ 6. http://www.cuocsongso.com/forum/

III. Các bài tham luận, nghiên cứu:

1. Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Văn Phát – “Một số vấn đề về chính sách của Việt Nam năm 2008 dưới góc nhìn của Lý thuyết trò chơi”

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 93 - 96)