Giá cước dịch vụ ngày càng giảm dần

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 35)

I. Khái quát về thị trường viễn thông di động Việt Nam:

3. Những thành tựu và hạn chế

3.1.2 Giá cước dịch vụ ngày càng giảm dần

Thời điểm năm 2000, điện thoại di động là một thứ hàng hóa xa xỉ,chỉ phù hợp với những người có thu nhập cao, công việc bắt buộc đòi hỏi. Khi đó mức cước quy định ban đầu cho ĐTDĐ nội vùng là 3.500đ/phút, liên vùng là 6.000đ/phút; cách vùng là 8.000đ/phút. Đến ngày 2/10/2001, trừ cước nội vùng vẫn giữ nguyên, cước liên vùng giảm xuống còn 5.000đ/phút, cước cách vùng còn 6.500đ/phút. Ngoài ra, còn giảm cước gọi vào khoảng thời gian từ 23 giờ đêm hôm trước đến 7 giờ sáng hôm sau. Đồng thời cước di động trả sau giảm mạnh. Cước thuê bao giảm 25%, từ 200.000 đồng xuống 150.000 đồng, cước hoà mạng giảm 5,5%, cước thông tin cũng giảm trung bình gần 10%. Cước thông tin trong những ngày nghỉ giảm tới 50%.

Ngày 1/4/2003, Bộ BC-VT lại ra quyết định giảm mười loại cước viễn thông. Quan trọng nhất là quyết định về vùng tính cước của dịch vụ ĐTDĐ: giới hạn lại, chia thành hai vùng thay vì ba vùng như trước đây. Giá cước thuê bao dịch vụ ĐTDĐ trả sau còn 120.000đ/tháng (trước là 150.000đ/tháng), giá

http://svnckh.com.vn 27

cước gọi Vùng 1 vẫn giữ nguyên 1.800đ/phút, Vùng 2 giảm còn 2.700đ/phút. Mức cước này giảm khoảng 34% so với trước đây.

Đối với dịch vụ di động trả trước, cước nội vùng giảm còn 3.300đ/phút (giảm 200 đồng); cách vùng còn 4.200đ/phút (giảm 800 đồng đối với Vùng 2 và 2.300 đồng đối với Vùng 3). Đối với ĐTDĐ thuê bao ngày, cước thuê bao ngày còn 2.700đ/ngày (giảm 300 đồng); cước gọi nội vùng là 2.100đ/phút; cách vùng còn 3.100đ/phút (giảm 400 đồng đối với Vùng 2, giảm 1.400 đồng đối với Vùng 3).

Sang năm 2004, khi mà Viettel và Sphone gia nhập thị trường, mức cước di động trả trước, trả sau, hòa mạng, các gói khuyến mại liên tục tạo ra. Năm 2004, giá hòa mạng của Viettel chỉ bằng 2/3 của VNPT, đặc biệt cách tính cước cuộc gọi theo block 6 giây thay vì 30 giây như VNPT đã mang lại lợi ích cho khách hàng.

Cho tới nay, điện thoại di động đã trở lên phổ biến hơn bao giờ hết, gần như bất cứ một cá nhân nào cũng sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại. Hiện tại, Viettel đã khởi đầu bốn đợt giảm giá cước lớn. Bắt đầu từ ngày 01/12/2007, Viettel giảm khoảng 15% giá cước các dịch vụ di động trả trước và trả sau. Tiếp đến, ngày 01/8/2008, Viettel giảm cước gọi quốc tế chiều đi từ 8.000 đồng xuống còn 3.600/phút, đưa cước gọi quốc tế (vốn được coi là dịch vụ viễn thông xa xỉ: trước năm 2003 là 27.000 đồng/phút, năm 2005: 9.800 đồng/phút, năm 2008: 8.500 đồng) của Việt Nam nằm trong nhóm những nước có mức cước gọi thấp nhất thế giới. Gần đây nhất, từ 01/06/2009, Viettel tiếp tục khởi đầu cho đợt sóng giảm giá cước mới bằng việc giảm cước thuê bao tháng của các gói trả sau xuống còn 50.000 đồng/tháng (so với mức giá cũ 59.000 đồng/tháng); cước gọi nội mạng và ngoại mạng cũng giảm 100đ/mỗi phút gọi; với các gói cước trả trước (Economy, Tomato, Ciao, Happy Zone; Daily, Cha và Con…) giá cũng được điều chỉnh giảm từ 10 – 30% cho mỗi hạng mục cước gọi.

http://svnckh.com.vn 28

Gần đây nhất là ngày 01/02/2010, Công ty Viễn thông Viettel sẽ thực hiện chính sách giảm cước cho tất cả các gói cước di động (trả trước và trả sau) với mức giảm trung bình 15%, trong đó mức giảm cao nhất lên tới 20%.12 Việc Viettel giảm giá mạnh như thế khiến các nhà mạng khác của VNPT, Sphone, mà điển hình nhất là “lính mới” Beeline không ngừng giảm giá theo, đưa mức giá cước trung bình của điện thoại ngày càng giảm mạnh. 3.1.3. Chất lượng công nghệ, dịch vụ gia tăng ngày càng tăng lên

Chất lượng là một trong những yếu tố then chốt trong việc phát triển bất kì sản phẩm nào, dịch vụ di động cũng không nằm ngoài loại trừ đó. Khi mà thị trường đang sắp tới mức bão hòa như hiện nay, chất lượng dịch vụ chính là nhân tố quan trọng nhất trong việc giữ khách hàng cũ, thu hút được lượng khách hàng mới. Trước đây, trong giai đoạn độc quyền của VNPT, việc liên lạc chỉ trong nội mạng hoặc từ hai mạng anh em là Vinaphone và Mobiphone nên việc kết nối khá dễ dàng. Nhưng đó cũng là lý do mà các dịch vụ gia tăng, công nghệ không có điều kiện phát triển với số lượng gói cước rất hạn chế như Vinacard. Các dịch vụ gia tăng như GPRS, tải nhạc chuông, hình nền, tin nhắn MMS,hộp thư thoại, chát…không thể phát triển. Hiện tại, với nhà mạng cung cấp, số lượng các gói cước để lựa chọn là rất nhiều, các dịch vụ gia tăng đã kể trên, đặc biệt những dịch vụ tiên tiến như công nghệ 3G là truy cập Internet tốc độ cao, video call… phát triển rất mạnh. Ngày 12/10/2009 mạng di động VinaPhone đã chính thức đưa dịch vụ 3G ra thị trường, trở thành nhà mạng đầu tiên cung cấp dịch vụ 3G tại Việt Nam. Tiếp theo là người anh em MobiFone cung cấp dịch vụ 3G cho toàn bộ các khách hàng đang sử dụng dịch vụ MobiFone trên toàn quốc kể từ 0h ngày 15/12/2009. Đến ngày 25/3/2010 tới lượt Viettel chính thức cung cấp dịch vụ mạng 3G ở tất cả 63 tỉnh thành trên cả nước.

12 Nguồn: Website http://www.adslviettel.com/viettel-giam-den-20-cuoc-dich-vu-di-dong.html ngày 27/1/2010

http://svnckh.com.vn 29

Xét về so sánh chất lượng, theo các khảo sát và trao thưởng của tạp chí Echip Mobile những năm gần đây, MobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam (2005-2008) được khách hàng yêu

mến, bình chọn cho giải thưởng mạng thông tin di động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam Mobile Awards do tạp chí Echip Mobile tổ chức. Đặc

biệt trong năm 2009, MobiFone vinh dự nhận giải thưởng Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ thông tin và Truyền thông Việt nam trao tặng. Một số kết quả đạt được về chất lượng như sau đây đã chứng minh cho việc đảm bảo chất lượng dịch vụ di động. Với chỉ tiêu về chất lượng thoại, tiêu chuẩn ngành quy định là các mạng di động phải đạt tối thiểu 3 điểm; 4 điểm là tốt và 5 điểm là tuyệt vời. Với căn cứ này, Mobifone đạt 3,54 điểm; Vinaphone đạt 3,52 điểm và Viettel đạt 3,47 điểm (địa điểm đo kiểm được Bộ TT&TT chọn). Về chỉ tiêu gọi tới tổng đài thành công trong 60 giây thì Mobifone 98,82%; Vinaphone 98,82%; Viettel là 96,08%. Ở chỉ tiêu tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công, cả 3 mạng đều gần như đạt tới mức tối đa có thể của một mạng di động, trong đó Vinaphone đạt tỉ lệ 99,63%; Viettel đạt 99,08% còn Mobifone đạt 98,97% trong khi tiêu chuẩn ngành chỉ hơn hoặc bằng 92%. Với chỉ tiêu tỷ lệ cuộc gọi bị rớt, tiêu chuẩn ngành quy định là nhỏ hơn 5% trở xuống thì Viettel là tốt nhất với tỷ lệ 0,31%, tiếp theo là Mobifone với tỷ lệ 0,42% và của Vinaphone là 0,47%, đều thấp hơn tỉ lệ tiêu chuẩn quy định.13

3.2. Hạn chế:

3.2.1. Số lượng thuê bao trả trước, thuê bao ảo, sim rác nhiều

Các nhà đầu tư nước ngoài có ý định đầu tư vào Việt Nam thì điều khó khăn đầu tiên chính là thu thập số liệu về thị trường. Giữa số liệu Bộ Thông

13 Nguồn: Kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất năm 2009, cục quản lý chất lượng thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông.

http://svnckh.com.vn 30

tin và Truyền thông công bố về thị phần, số thuê bao và số liệu của các nhà mạng tự công bố bao giờ cũng có độ vênh. Lần lượt Vinaphone, Mobiphone, Viettel đều tự nhận mình là công ty có thị phần lớn nhất ở Việt Nam. Trong bản báo cáo gửi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), VinaPhone công khai thị phần di động của mình vào tháng 12/2009 là 30,3% và đứng thứ 2 tại Việt Nam, sau Viettel. Nhà mạng này cũng khẳng định 2009 là một năm phát triển vượt bậc của VinaPhone trong việc phát triển thuê bao, tăng thị phần và chiếm được cảm tình của khách hàng. Báo cáo của VinaPhone khiến rất nhiều người đặt câu hỏi không hiểu mạng di động này lấy số liệu từ đâu để phân chia thị phần cho mình. Bởi theo số liệu của chính "ông bố" VNPT, thị phần của VinaPhone đến cuối năm 2009 chỉ đạt 23,88%. Với thị phần này, VinaPhone chỉ đứng thứ 3, sau Viettel và người anh em MobiFone.

Hiện tại, chưa có một báo cáo độc lập nào nghiên cứu về thị trường viễn thông di động Việt Nam, nhưng phân tích của trang thông tin VnMedia, có tới khoảng 50% thuê bao thống kê của các mạng là thuê bao ảo. Một thực tế đáng lo ngại đó là hiện nay, kho số di động thì liên tục cháy nhưng thuê bao di động ảo, sim rác vẫn phát triển tràn lan.

Theo số liệu công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến hết tháng 10/2009, Việt Nam hiện có 113,5 triệu thuê bao điện thoại di động và cố định, đạt mật độ 132,5 máy/100 dân, trong đó, di động chiếm 86,95% với gần 100 triệu thuê bao. Gần 100 triệu thuê bao cho 7 mạng di động hiện đang cung cấp dịch vụ trên thị trường Việt Nam. Theo một chuyên gia viễn thông, nếu với cách tính lý thuyết, mỗi một đầu số di động được cấp cho doanh nghiệp hiện nay tương ứng với 10 triệu thuê bao, thông thường, hiệu suất sử dụng được cho là tối ưu nhất vào khoảng 70-80%, điều này có nghĩa mỗi đầu số doanh nghiệp có thể có khoảng 7-8 triệu thuê bao mới.

http://svnckh.com.vn 31

Và với con số khoảng 100 triệu thuê bao di động của Việt Nam hiện nay sẽ tương ứng với khoảng 10-12 mã mạng di động. Thế nhưng, thực tế đã không phải như vậy. Trừ các mạng di động vẫn mới chỉ có một đầu số được cung cấp là Sfone, EVN Telecom, Vietnamobile và Beeline, hiện ba mạng di động VinaPhone, MobiFone và Viettel đang có trong tay tối thiểu 6 đầu số.

Trong khi đó, theo số liệu của tờ báo điện tử Vn Media, tính tới thời điểm ngày 07/11/2009, Việt Nam đang có khoảng 50 triệu thuê bao đang hoạt động đồng nghĩa với việc đang tồn tại một lượng thuê bao ảo, sim rác khá lớn trên thị trường di động. Thực tế trên đã gây nên sự lãng phí về tài nguyên kho số của nhà nước, vô hình chung làm tốn thêm chi phí duy trì thuê bao trên hệ thống của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, số lượng thuê bao trả trước trên thị trường là rất nhiều, theo số liệu báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường RJB Consultants Limited (Hong Kong) thì có tới 95% số lượng thuê bao là trả trước. Ở những nước có nền viễn thông phát triển mạnh như Nhật Bản, số lượng thuê bao trả trước chỉ là 2 đến 3%, chính điều này đã gây ra nhiều khó khăn trong nghiên cứu và tiếp cận thị trường. Số lượng thuê bao trả trước đang có xu hướng tăng lên khi các nhà cung cấp dịch vụ đua nhau hạ giá thẻ sim và tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm chiếm lĩnh thị phần. Các nhà cung cấp dịch vụ cho rằng, với những khách hàng không thích ràng buộc bởi các hợp đồng hoặc với những người thích di chuyển từ mạng này sang mạng khác thì dịch vụ trả trước được coi là xu hướng để họ lựa chọn. Theo quy định, đối với thuê bao trả sau, khi khách hàng hòa mạng, họ buộc phải có chứng minh thư, hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác. Tuy nhiên, đối với thuê bao trả trước, khách hàng chỉ cần điền tên tuổi vào một bản khai nếu ra các bưu cục, bưu điện để đăng ký sử dụng dịch vụ. Mua thẻ sim ở đại lý công cộng thậm chí không cần thủ tục gì. Vì sự dễ dàng này, số lượng các thuê bao điện thoại vô danh ngày càng tăng lên.

http://svnckh.com.vn 32

Ngoài chức năng liên lạc, điện thoại di động còn có khả năng dẫn đường, thanh toán các dịch vụ công cộng và liên quan đến nhiều vấn đề an ninh khác. Do vậy, việc quản lý các thuê bao điện thoại càng trở thành vấn đề cấp bách. Một số nước như Thái Lan, Malaysia hay Indonesia đã thực hiện chính sách quản lý thuê bao di động một cách chặt chẽ hơn.

Ngày 24/6/2009, Bộ Thông tin & Truyền thông đã ra Thông tư 22/2009/TT-BTTTT quy định về vấn đề này. Theo đó, tại khoản 9, điều 7 quy định: “Mỗi cá nhân chỉ được sử dụng hộ chiếu, chứng minh thư của mình để đăng ký tối đa 3 số thuê bao di động trả trước của mỗi mạng thông tin di động. Cũng trong Thông tư này quy định rõ: “Kể từ 1/1/2010, thuê bao di động trả trước không đăng ký thông tin thuê bao theo quy định hoặc cung cấp thông tin không chính xác sẽ bị chấm dứt hoạt động. Các thuê bao này muốn sử dụng lại dịch vụ phải làm thủ tục như đối với thuê bao mới

3.2.2. Doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao (ARPU) của Việt Nam thấp Doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao (ARPU) của Việt Nam chỉ ở Doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao (ARPU) của Việt Nam chỉ ở mức 4 USD/tháng14, thuộc nhóm các nước có ARPU thấp nhất châu Á trong khi con số này vẫn đang giảm nhanh. Theo nghiên cứu này, ARPU của Việt Nam chỉ ở mức 4 USD/tháng, thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ARPU thấp nhất ở châu Á. Đáng nói là hiện nay mức ARPU của Việt Nam đang tiếp tục đà giảm sút vì giá cước các dịch vụ ngày càng giảm và cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng. Các hãng viễn thông Việt Nam phải cạnh tranh trong bối cảnh ARPU ngày càng giảm. Dịch vụ dữ liệu đang được cho sẽ giúp cải thiện ARPU, tuy nhiên hiện nay dịch vụ dữ liệu của Việt Nam chủ yếu là các hoạt động nhắn tin SMS, các dịch vụ dữ liệu phi SMS vẫn còn rất ít. Trái với Nhật Bản, thị trường có mức ARPU cao nhất châu Á với gần 60 USD, chỉ khoảng 2-3% thuê bao di động ở Nhật Bản là trả trước.

http://svnckh.com.vn 33

II. Mô hình mạng giá trị trong thị trường viễn thông di động Việt Nam:

1. Mô hình mạng giá trị

1.1 Người chơi chính

Trong lý thuyết trò chơi, mạng giá trị thì nhân vật trung tâm của mạng, người đóng vai trò quyết định toàn cuộc chơi không ai khác chính là người chơi chính. Trong trường hợp này, người chơi chính là một mạng viễn thông nhất định. Cụ thể ở đây là Viettel, Vinaphone, Mobiphone…sẽ là người chơi chính, là trung tâm của lý thuyết trò chơi. Mọi chiến lược, quyết sách, phản ứng của người chơi chính sẽ chịu ảnh hưởng của bốn nhân tố còn lại trong mạng. Người chơi chính có quyền lực đặc biệt và một sự chủ động trong chiến lược của mình khi họ có thể đưa lần lượt khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm bổ trợ và cả đối thủ cạnh tranh vào cuộc. Với khách hàng, thì bạn sẽ có thêm thị trường mới, chiếc bánh thị phần cho tất cả tăng lên. Với nhiều nhà cung cấp, không nhà cung cấp có vị trí quan trọng tuyệt đối và điều này đặt người chơi vào vị trí cao hơn khi đàm phán với nhà cung cấp. Một điều lạ ở đây chính là việc đưa thêm các đối thủ cạnh tranh vào thị trường, tận dụng tối đa những lợi ích của cạnh tranh mang lại, đặc biệt là xúc tiến cạnh tranh trong xuyên suốt nội bộ tổ chức của bạn.

1.2. Khách hàng

Trong nền kinh tế thị trường như hiện tại thì khách hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược của công ty, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vậy khách hàng của các mạng viễn thông di động là ai? Khách hàng là những người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)