Dự báo xu hướng cạnh tranh

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 79 - 80)

1.Xu hướng cạnh tranh về chất lượng:

Theo ước tính của các chuyên gia di động, nếu xét về số lượng người còn có khả năng dùng di động, thì ở thời điểm này, Việt Nam vẫn còn khoảng 15 đến 20 triệu khách hàng tiềm năng. Đây là "mảng đất mới" cuối cùng mà 9 mạng di động sẽ phải cạnh tranh mạnh trước khi thị trường đạt tới mức bão hòa.

Trong khi đó, nếu theo kế hoạch kinh doanh của 3 mạng di động lớn là MobiFone, VinaPhone và Viettel, lượng phát triển thuê bao thực mới năm 2010 của 3 mạng đã là gần 20 triệu. Đấy là chưa kể đến kế hoạch phát triển của Vietnamobile và Beeline. Vì vậy các chuyên gia viễn thông dự báo, thị trường thời gian tới sẽ bước sang một giai đoạn mới: giữ thuê bao quan trọng hơn là phát triển thuê bao mới. Và trong cuộc chạy đua này, chất lượng dịch vụ và chính sách chăm sóc khách hàng sẽ là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi nhà mạng.

Trên thực tế, trong năm 2009, cuộc chạy đua về chất lượng giữa các mạng di động cũng đã hết sức quyết liệt với việc kết quả đo kiểm của các mạng di động lớn chênh lệch nhau khá ít. Vị trí dẫn đầu vẫn thuộc về MobiFone nhưng khoảng cách với mạng thứ 2 là VinaPhone là không lớn. Nếu như VinaPhone đã có một cuộc bứt phá ngoạn mục thì Viettel bất ngờ bị tụt xuống thứ 3 về kết quả đo kiểm chất lượng với chỉ tiêu về chất lượng thoại lần đầu tiên không đạt kết quả của điện thoại cố định. Tuy vậy, kết quả đo kiểm năm 2009 dù rất quan trọng nhưng nó chưa ảnh hưởng cực mạnh đến kết quả phát triển thuê bao của các mạng di động bởi thị trường vẫn còn khoảng

http://svnckh.com.vn 71

trống lớn và khách hàng vẫn còn dễ tính. Năm 2010, tình hình sẽ khác. Việc kết quả đo kiểm đạt tiêu chuẩn là điều đương nhiên nhưng nếu một mạng thấp hơn các mạng khác hoặc bị "tụt hạng" thì sẽ là một thảm họa của kinh doanh. Hiện giờ, số lượng khách hàng dùng 2 sim đồng thời rất lớn và nếu mạng di động nào bị đánh giá là tụt hạng về chất lượng hoặc kém hơn các mạng khác thì sẽ bị người sử dụng đổi sim ngay lập tức. Đây chính là thách thức lớn mà các mạng di động phải đương đầu trong năm 2010 khi mà thị trường đang tiến tới điểm bão hòa. Như một chuyên gia về viễn thông này đã nhận định: "Cuộc chạy đua về chất lượng giờ không chỉ là đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định mà là đáp ứng ở mức tốt nhất và không được mắc lỗi khi thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng, khuyến mại, xử lý khiếu nại… Điều này sẽ rất khó khăn cho tất cả các mạng di động nhưng sẽ là một tín hiệu tốt đối với người dùng di động Việt Nam".

2.Xu hướng sát nhập các hãng viễn thông

Có thể nói trong viễn thông, việc cạnh tranh về giá là tất yếu và trong hòan cảnh như vậy, tại nhiều quốc gia trên thế giới đã xuất hiện các cuộc sáp nhập giữa các công ty viễn thông. Các doanh nghiệp nhỏ thường sáp nhập với một doanh nghiệp lớn hoặc sáp nhập giữa các doanh nghiệp nhỏ với nhau để sức cạnh tranh trên thị trường. Thực tế trong giai đoạn phát triển bùng nổ vừa qua, Việt Nam đã có quá nhiều các nhà cung cấp dịch vụ di động do đó sáp nhập theo xu hướng chung trên thế giới là tất yếu và nó đang ngày càng lộ rõ tại Việt Nam. Nước láng giềng Trung Quốc, với dân số, diện tích lớn như vậy nhưng sau khi phát triển bùng nổ, hiện nay cũng đã sáp nhập để chỉ còn lại 3 nhà cung cấp dịch vụ di động tại nước này.

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 79 - 80)