Tình hình hoạt động cuả các Doanh nghiệp cung cấp trên thị trường

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 28 - 32)

I. Khái quát về thị trường viễn thông di động Việt Nam:

2.Tình hình hoạt động cuả các Doanh nghiệp cung cấp trên thị trường

2.1. Cấu trúc thị trường

Các nhà cung cấp dịch vụ di động tại Việt Nam hiện nay

Bảng 1: Các nhà cung cấp dịch vụ di động tại Việt Nam hiện nay

Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động 2G

07 VinaFone (VNPT), VMS

MobiFone(VNPT), Viettel, Sphone, EVN Telecome, Vietnam Mobile, Beeline

Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động 3G

05 4 Giấy phép: VinaFone, MobiFone, Viettel và liên minh EVN Telecom- Hanoi Telecom

Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động không có hệ thống truy nhập vô tuyến (MVNO)

01 Đông Dương Telecom (Indochina)

- Từ năm 2003 trở về trước: Thị trường viễn thông di động hoàn toàn nằm trong tay hai mạng lớn là VinaFone và MobiFone, thực chất đây là hai công ty thuộc tập đoàn Bưu chính Viễn thông. Thị trường mang sắc thái Độc quyền bán thuần túy.

- Từ năm 2003 tới nay: Việc lần lượt các công ty Sphone, Viettel, EVN Telecom, Vietnam Mobile mà gần đây nhất là Beeline gia nhập thị trường đã

http://svnckh.com.vn 20

làm thay đổi mạnh cấu trúc của thị trường. Thông qua biểu đồ so sánh thị phần của các mạng trong các năm 2005, 2007 và 2008, một xu hướng dễ nhận ra đó là thị phần của VinaFone và MobiFone (ở đây tạm gọi là VNPT) có xu hướng giảm. Tỷ lệ này lần lượt là 85% năm 2005, 53% năm 2007 và 57,3% năm 20087. Từ một thị trường độc quyền thuần túy chỉ có VNPT là nhà cung cấp, thị trường viễn thông di động đã trở thành thị trường độc quyền tập đoàn vì hiện tại đã có ít nhất 7 nhà cung cấp mạng trên thị trường. Ngoài VNPT, chúng ta phải kể tới sự thành công của mạng di động Viettel, mạng di động được đánh giá là có tốc độ phát triển thuê bao và mạng lưới phủ sóng nhanh nhất. Sau đúng một năm ra đời, Viettel đã phát triển được gần 1,5 triệu thuê bao và cho tới hết năm 2009, số thuê bao hiện tại của Viettel ước tính đạt là hơn 28,2 triệu thuê bao8

với 3 đầu số 098, 097 và 0168. Từ biểu đồ thị phần ở trang sau, qua từng năm phát triển, chúng ta có thể thấy rõ thị phần của Viettel ngày càng tăng lên, trở thành một đối trọng thực sự đe dọa vị trí độc tôn của VNPT. Năm 2005, tức là một năm sau ngày gia nhập thị trường, Viettel đạt 11% thị phần, sang tới năm 2007 đạt 30% thị phần, và ấn tượng hơn nữa là năm 2008 đạt tới 34,9%.

Phần thị phần còn lại chiếm khoảng 10% đến 15% thị trường được chia cho các mạng nhỏ còn lại là Sphone, Vietnam Mobile, EVN Telecom và Beeline. Mặc dù ra đời từ khá sớm (năm 2003), nhưng cho tới nay số lượng thuê bao Sphone là khoảng 7.5 triệu thuê bao, chiếm khoảng 6.5% thị phần. Là mạng tiên phong trong sử dụng công nghệ CDMA tích hợp nhiều ứng dụng hiện đại, một công nghệ rất thành công trên nước Mỹ nhưng xem ra những thành tích của Sphone là khá hạn chế. Sự hạn chế của thiết bị đầu cuối, nghèo nàn về các mẫu mã điện thoại, một yêu cầu bắt buộc của công nghệ CDMA chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự không thành công này. Tuy nhiên tới nay, Sphone vẫn trung thành với công nghệ CDMA này và

7 Nguồn: Theo sách trắng về công nghệ thông tin và truyền thông năm 2009- Bộ Thông tin và Truyền thông 8 Nguồn:Website http://www.hanoimoi.com.vn ngày 11/10/2006

http://svnckh.com.vn 21

quyết tâm phát triển thương hiệu Sphone lên một tầm cao mới. Cùng chung số phận như Sphone là mạng di động cũng sử dụng công nghệ CDMA là HT Mobile. Ra đời vào năm 2007, sau 1 năm số thuê bao của HT Mobile chỉ là hơn 500.000 thuê bao, chỉ đạt 50% kế hoạch của công ty. Nhưng khác với Sphone, HT Mobile đã nhanh chóng khai tử công nghệ CDMA và chính thức chuyển sang công nghệ e-GSM, một công nghệ phát triển của GSM vào ngày 8/4/2009.

Trong các mạng thuộc nhóm này, chúng ta không thể không kể tới mạng nước ngoài đầu tiên là Beeline. Gia nhập thị trường vào tháng 7/2009, thời điểm mà tưởng như thị trường di động đang bước vào giai đoạn bão hòa9 nhưng chỉ sau 2 tháng 20 ngày từ khi gia nhập làng di động Việt Nam, mạng di động Beeline đã tạo lập kỷ lục: hơn 2 triệu sim đã được phân phối ra thị trường, trong đó có hơn 1 triệu sim đã kích hoạt. Trước đó, Vinaphone phải mất 5 năm để trở thành mạng di động có 1 triệu thuê bao, còn Viettel - “đại gia” lớn nhất của làng di động Việt Nam về số lượng thuê bao - cũng phải mất hơn 1 năm mới đạt được con số này. Beeline đã trở thành nhân vật “hậu sinh khả úy” khi trở thành mạng di động đầu tiên tại Việt Nam đạt mốc 1 triệu thuê bao thực chỉ sau hơn 2 tháng hoạt động.

Hơn lúc nào hết, thị trường viễn thông đang trong giai đoạn cạnh tranh nóng nhất, khốc liệt nhất trong việc thu hút thị phần tối đa cho từng hãng.

Đồ thị 3: Thị phần các mạng di động năm 2005

http://svnckh.com.vn 22

Nguồn: Số liệu thống kê bưu chính, viễn thông, internet 2005 Bộ Thông tin và Truyền thông

Đồ thị 4: Thị phần các mạng di động năm 2007

Nguồn: Số liệu thống kê bưu chính, viễn thông, internet 2007, Bộ Thông tin và Truyền thông

http://svnckh.com.vn 23

Nguồn: Biểu đồ thống kê phát triển dịch vụ (02/08/2009 )

http://mic.gov.vn/vn/newsdetail/solieuthongke_vienthong/4901/index.mic Bộ Thông tin và Truyền thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồ thị 6 : Thị phần các mạng di động năm 2009

Nguồn: Trang 32, Sách trắng công nghệ thông tin năm 2009- Bộ Thông tin và Truyền thông

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 28 - 32)