Giải thích sự thành công của Beeline dưới góc độ lý thuyết trò

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 70 - 71)

III. Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh

3.3.3.Giải thích sự thành công của Beeline dưới góc độ lý thuyết trò

3. Sự thành công và thất bại trong chiến lược của một số doanh nghiệp

3.3.3.Giải thích sự thành công của Beeline dưới góc độ lý thuyết trò

Trước hết, đó là sự thành công đến từ chiến lược của đối thủ: Hiện nay, trên thị trường di động mặc dù đã có những quy định của chính phủ về quản

http://svnckh.com.vn 62

lý sim, tuy nhiên nhiều đại lý vẫn tìm cách lách luật. Giá sim được bán rất rẻ kèm theo những khuyến mại cao. Đây là cách để nhà mạng thu hút thêm khách hàng tiềm năng cũng như khách hàng của đối thủ. Chính những chiến lược này đã tạo cho người tiêu dùng có tâm lý thích dùng sim rác và làm giảm đi tính trung thành. Đây là điều kiện để cho những doanh nghiệp mới nhảy chân vào thị trường Việt Nam có cơ hội dùng giá để thu hút khách hàng. Nếu như trước đây Viettel và VNPT quản lý khuyến mại sim hiệu quả hơn thì thật khó có chỗ đứng dành cho Beeline.

Tại sao Beeline có thể đạt được con số này khi thị trường viễn thông di động Việt Nam đã gần mức bão hòa? Ta giải thích dưới góc độ lý thuyết trò chơi như sau: bước vào cuộc chơi Beeline tự đặt mình vào thế “chưa có gì để mất”, còn Viettel và VNPT đã chiếm lĩnh một thị phần lớn. Ở đây chính điểm yếu của Beeline lại trở thành một lợi thế mà không có một doanh nghiệp GSM nào có được. Trước gói cước siêu khủng Bigzero, Viettel và VNPT có hai con đường để lựa chọn. Một là tham gia vào cuộc chiến giá với Beeline, hoặc hai là chia sẻ một phần lợi nhuận với Beeline. Nếu chọn phương án đầu, Viettel và VNPT có thể đánh bật Beeline ra khỏi thị trường nhưng cái giá họ phải trả là rất đắt. Chọn phương án 2, chấp nhận chia sẻ thị trường với Beeline, cả hai sẽ mất một lượng khách hàng. Tuy nhiên, xét về thời gian, khi Beeline có một lượng khách hàng nhất định sẽ không còn động cơ duy trì gói cước kiểu này. So sánh giữa 2 phương án rõ ràng việc lựa chọn phương án 2 sẽ giúp VNPT và Viettel tránh thiệt hại hơn.

Như vậy, Beeline đã biến được điểm yếu trở thành vũ khí mà không bất cứ một doanh nghiệp GSM có được.

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 70 - 71)