Đối thủ cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 60 - 61)

III. Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh

3. Sự thành công và thất bại trong chiến lược của một số doanh nghiệp

3.1.1. Đối thủ cạnh tranh:

Bước chân vào cuộc chơi năm 2004, đối thủ cạnh tranh của Viettel không chỉ là các doanh nghiệp nội ngành: Sfone, VNPT mà còn từ các doanh nghiệp ở các lĩnh vực như internet, điện thoại cố định, và các phương tiện truyền tin khác. Tuy nhiên bao giờ cũng vậy, cuộc cạnh tranh gay gắt nhất, nóng bỏng nhất luôn đến từ các doanh nghiệp nội ngành. Vậy đối thủ của Viettel như thế nào, thực lực của họ ra sao?

Trước khi Viettel thành lập, thị trường viễn thông di động Việt Nam mới chỉ có 3 nhà cung cấp: Mobifone, Vinafone của VNPT và Sfone. Trong khi, Sfone đang phải loai hoay tìm lời giải cho bài toán CDMA thì đây có lẽ vẫn là sân chơi riêng của anh em nhà VNPT. Với vị thế độc quyền, VNPT luôn đặt những giá cước cao và vào thời điểm bấy giờ điện thoại di động vẫn là một cái gì đó xa xỉ, và rất xa vời đối với phần lớn người Việt.

Viettel – doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng – có tiềm lực rất mạnh không chỉ về tài chính mà còn dồi dào về nhân lực. Nhưng dù gì thì họ cũng chỉ là mới là một “ lính mới” trên thị trường viễn thông. Do đó, Viettel vẫn

Khách hàng Đối thủ cạnh tranh Người cung cấp Sản phẩm bổ trợ Viettel

http://svnckh.com.vn 52

không thể sánh được với VNPT – doanh nghiệp đã có trên 10 năm kinh nghiệm trên thị trường. Với thế và lực, VNPT hoàn toàn có thể mở ra một cuộc đua giá để đẩy Viettel ra khỏi cuộc chơi để tiếp tục chiếm giữ vị thế độc quyền. Tuy nhiên, trên thực tế Viettel không phải chịu áp lực cạnh tranh quá lớn từ phía đối thủ. Liệu có phải đối thủ của họ “kém cỏi” đến mức không tìm ra chiến lược để giữ sự độc quyền cho bản thân. Chìa khóa để giải bài toán này chính là: “ Không phải chỉ có VNPT và Viettel tham gia cuộc chơi. Cuộc chơi này còn có sự điều phối mạnh mẽ từ phía người chơi thứ 3: chính phủ”. Ví von như một trận bóng đá thì VNPT và Viettel là hai đội bóng còn chính phủ là trọng tài. Trận bóng tỏ ra thiếu cân bằng bởi với các chính sách bảo hộ, trọng tài đã dành quá nhiều ưu ái cho “kẻ yếu” Viettel.

Mục đích của chính phủ là tạo nên một thị trường ĐTDĐ có VNPT chiếm ưu thế nhưng không được độc quyền, thị phần chỉ được dao động ở mức 75%. VNPT bị quản giá cước và nhiều lần đề nghị xin giảm giá cước của hãng này bị bác bỏ. VNPT còn bị ép phải chia sẻ cơ sở hạ tầng như đường truyền cho Viettel điều không thể có ở một nước không phải XHCN như Việt Nam. Kết quả của giai đoạn này là Viettel đã phát triển lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp có thị phần khống chế là 30%, trở thành đối thủ ngang ngửa của VNPT.

Như vậy, kết quả của một cuộc chơi không chỉ phụ thuộc vào hành vi của những người chơi chính mà nó còn chịu sự chi phối của phạm vi và các quy tắc. Chính những quy tắc là một phần dẫn đến những thành công của Viettel.

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 60 - 61)