Mô hình mạng giá trị trong thị trường viễn thông di động Việt Nam:

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 42 - 46)

1. Mô hình mạng giá trị

1.1 Người chơi chính

Trong lý thuyết trò chơi, mạng giá trị thì nhân vật trung tâm của mạng, người đóng vai trò quyết định toàn cuộc chơi không ai khác chính là người chơi chính. Trong trường hợp này, người chơi chính là một mạng viễn thông nhất định. Cụ thể ở đây là Viettel, Vinaphone, Mobiphone…sẽ là người chơi chính, là trung tâm của lý thuyết trò chơi. Mọi chiến lược, quyết sách, phản ứng của người chơi chính sẽ chịu ảnh hưởng của bốn nhân tố còn lại trong mạng. Người chơi chính có quyền lực đặc biệt và một sự chủ động trong chiến lược của mình khi họ có thể đưa lần lượt khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm bổ trợ và cả đối thủ cạnh tranh vào cuộc. Với khách hàng, thì bạn sẽ có thêm thị trường mới, chiếc bánh thị phần cho tất cả tăng lên. Với nhiều nhà cung cấp, không nhà cung cấp có vị trí quan trọng tuyệt đối và điều này đặt người chơi vào vị trí cao hơn khi đàm phán với nhà cung cấp. Một điều lạ ở đây chính là việc đưa thêm các đối thủ cạnh tranh vào thị trường, tận dụng tối đa những lợi ích của cạnh tranh mang lại, đặc biệt là xúc tiến cạnh tranh trong xuyên suốt nội bộ tổ chức của bạn.

1.2. Khách hàng

Trong nền kinh tế thị trường như hiện tại thì khách hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược của công ty, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vậy khách hàng của các mạng viễn thông di động là ai? Khách hàng là những người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông di động và có khả năng chi trả cho các dịch vụ mình đã sử dụng. Khi xem xét các số liệu dưới đây, chúng ta sẽ hiểu chi tiết hơn về các khách hàng thượng đế.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê công bố vào ngày 31/12/2009 thì dân số Việt Nam đã đạt gần 85,8 triệu người và là nước đông dân thứ 12 trên

http://svnckh.com.vn 34

thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Indonesia, Brazil, Pakistan, Bangladesh, Nigeria, Nhật Bản, Mexico, Philippines. Đặc biệt hơn, Việt Nam đang nằm trong nhóm các nước có dân số trẻ, đồng thời có “cơ cấu dân số vàng” khi mà chỉ số phụ thuộc giảm dưới 50%. Tổng tỷ suất phụ thuộc được xác định bằng số người trong độ tuổi dưới 15, cộng với số người trong độ tuổi từ 65 trở lên chia cho số người trong độ tuổi 15-64. Đây là giai đoạn mà trong đó, 2 người trong độ tuổi lao động chỉ “cõng” một người phụ thuộc. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của người Việt Nam cũng đuợc cải thiện rõ. GDP bình quân đầu người tính bằng USD từ 289 USD năm 1995 lên 402 USD năm 2000, lên 639 USD năm 2005, lên 1.024 USD năm 2008, cùng với nhu cầu cao về thông tin liên lạc cá nhân là những tiền đề quan trọng tạo ra lực lượng khách hàng đủ lớn, đa dạng để các nhà mạng có thể cung cấp.

1.3. Nhà cung cấp

Trong mạng giá trị, các nguồn lực như vật tư và lao động được chuyển từ nhà cung cấp đến cho công ty và hàng hóa dịch vụ được công ty giao cho khách hàng của mình. Những cơ sở hạ tầng thiết yếu như các trạm, cột tiếp sóng, chuyển phát sóng, những người cấp vốn như các ngân hàng…cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân viên, nguồn nhân lực của các công ty viễn thông chính là nhà cung cấp trong mạng viễn thông di động. Nếu như việc lắng nghe và làm hài lòng khách hàng là tới nay đã trở lên thông dụng thì đến nay nó vẫn chưa được áp dụng với nhà cung cấp. Quan hệ với nhà cung cấp cung quan trọng như trong quan hệ với khách hàng. Các công ty viễn thông một mặt vừa là đối thủ cạnh tranh của nhau nhưng một mặt khác cũng là những người bổ trợ trong mối tương quan với các nhà cung cấp các cơ sở hạ tầng mạng. Ở đây, việc đưa nhà cung cấp vào trong trò chơi có thể thực hiện được bằng cách thành lập ra liên minh mua hàng, đưa sức mạnh thị trường thuộc về phía người chơi chính.

http://svnckh.com.vn 35

Trong trục đối xứng còn lại thì người bổ trợ và đối thủ cạnh tranh đóng vai trò đối xứng với nhau. Các công ty viễn thông di động mặc dù cạnh tranh quyết liệt với nhau về thị phần, doanh số, nhưng đồng thời cũng là những người bổ trợ cho nhau trước tiên trong việc tạo ra thị trường viễn thông di động. Khi có nhiều công ty cung cấp hơn thì mọi cá nhân sẽ có nhiều lựa chọn phù hợp cho mình hơn, nhờ đó thị trường chung sẽ ngày càng được mở rộng. Vậy bên cạnh các công ty viễn thông di động đó, còn có những người nào khác nữa? Đầu tiên là nhà sản xuất và phân phối điện thoại di động. Khi số lượng điện thoại di động trở nên nhiều, phong phú đa dạng về chủng loại, giá thành hạ thì số lượng người sử dụng các dịch vụ viễn thông di động cũng tăng lên nhanh chóng. Chính vì vậy, các công ty viễn thông di động ở nước ngoài thường cung cấp miễn phí các loại điện thoại, kể các dòng đắt tiền, cao cấp như Iphone 3GS, Nokia N97… cho người tiêu dùng với điều kiện họ phải cam kết sử dụng dịch vụ mạng trong một thời gian nhất định. Ở Việt Nam, ba công ty lớn là Vinaphone, Viettel, Mobiphone lần lượt đưa ra dịch vụ cung cấp dòng điện thoại Phone 3GS là chiếc điện thoại nhanh nhất và mạnh nhất trong các dòng Iphone, được trang bị các tính năng mới vượt trội hơn bao gồm tốc độ và cấu hình được nâng cấp với hơn 150.000 ứng dụng từ những trò chơi, mạng xã hội, lập kế hoạch tài chính cho đến quản lý sức khỏe. Việc lần lượt VinaPhone, Viettel, Mobiphone phối hợp

hone 3GS trên thị trường Việt nam là bước tiến mới trên thị trường. Sự kết hợp giữa các mạng cung cấp các dịch vụ 3G và những chiếc điện thoại thông minh, đa phương tiện sử dụng nhiều ứng dụng mạng 3G là một sự kết hợp hoàn hảo.

Bên cạnh đó, một nhân tố cũng đóng vai trò là người bổ trợ không kém phần quan trọng chính là các công ty cung cấp nội dung số (viết tắt là CP) chuyên cung cấp các dịch vụ như dịch vụ tải nhạc, chuông, hình ảnh, đến nay, thuê bao có thể xem kết quả xổ số, bóng đá, giá ĐTDĐ, bói toán, truyện cười,

http://svnckh.com.vn 36

tìm bạn bốn phương, dự đoán kết quả bóng đá, tham gia trò chơi may mắn. Đặc biệt với những tiện ích của 3G với họ như truy cập Internet di động và các dịch vụ đa phương tiện (tải nhạc, mobile tivi, tải phim, tải game, chơi game trực tuyến, sách điện tử, báo chí) và video… thì việc các công ty này phát triển sẽ có tác dụng rất lớn cho việc phát triển các mạng di động. Khách hàng sẽ đánh giá mạng di động cao hơn rất nhiều khi có các công ty cung cấp dịch vụ số như trên đi cùng.

1.5. Đối thủ cạnh tranh

Trong mạng giá trị, đối thủ cạnh tranh nằm đối xứng với người bổ trợ qua người chơi chính. Theo khái niệm, người chơi sẽ là đối thủ cạnh tranh của bạn nếu khách hàng đánh giá sản phẩm của bạn thấp hơn khi họ có cả sản phẩm của người đó so với khi chỉ có sản phẩm của bạn. Từ khái niệm này, chúng ta có thể chỉ ra được các đối thủ cạnh tranh với một công ty di động. Đó không chỉ đơn thuần là các công ty cung cấp dịch vụ mạng di động nội bộ ngành khác, mà còn là các công ty cung cấp dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ thông tin Internet… Ở các vùng nông thôn, nhu cầu sử dụng điện thoại di động chưa cao, cùng với giá cước rẻ nên dịch vụ điện thoại di động phát triển rất mạnh. Tương tự như vậy, một cá nhân sẽ sử dụng các ứng dụng trên mạng Internet như Yahoo, Facebook… để trao đổi, nói chuyện thay vì sử dụng các dịch vụ di động. Về phía cung, các mạng di động cũng cạnh tranh với nhau về nhân viên, đặc biệt đối với đội ngũ kĩ sư, lãnh đạo. Trong nền kinh tế thị trường hiện tại, đặc biệt là trong các ngành viễn thông, mức độ cạnh tranh giữa các công ty là rất khốc liệt. Tuy vậy, nếu chỉ cho rằng đây luôn luôn là một cuộc chiến với các đối thủ thủ cạnh tranh thì chúng ta mới hiểu được một nửa của vấn đề. Đôi khi cách tiếp cận thắng - thua dẫn đến một chiến thắng phải trả cái giá quá đắt, để rồi thắng thua lại trở thành cùng thua. Cách thức tốt nhất là tìm ra các cơ hội cùng thắng với đối thủ cạnh tranh

http://svnckh.com.vn 37

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 42 - 46)