3G – Công nghệ của tương lai:

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 80 - 83)

III. Cuộc chiến 3G sẽ đi về đâu?

1.3G – Công nghệ của tương lai:

Cách đây vài trăm năm cho đến khi chiếc điện thoại đầu tiên ra đời, chẳng ai nghĩ rằng có thể nói chuyện với một người cách xa mình cả hàng

http://svnckh.com.vn 72

trăm, hàng nghìn km. Cách đây vài chục năm cho đến khi hãng Motorola cho ra đời chiếc điện thoại di động, chẳng ai nghĩ có thể vừa đi vừa nói chuyển bằng một chiếc điện thoại cầm tay. Và bây giờ, bạn có nghĩ rằng, với một chiếc điện thoại trên tay, ta có thể sử dụng như một chiếc máy tính với đầy đủ các chức năng chơi game, lướt web, xem truyền hình trực tuyến. Điều đó có thể được giải đáp bởi công nghệ 3G.

3G giúp chúng ta thực hiện truyền thông thoại và dữ liệu (như e-mail và tin nhắn dạng văn bản), download âm thanh và hình ảnh với băng tần cao. Các ứng dụng 3G thông dụng gồm hội nghị video di động; chụp và gửi ảnh kỹ thuật số nhờ điện thoại máy ảnh; gửi và nhận e-mail và file đính kèm dung lượng lớn; tải tệp tin video và MP3; và nhắn tin dạng chữ với chất lượng cao. Các thiết bị hỗ trợ 3G cho phép chúng ta download và xem phim từ các chương trình TV, kiểm tra tài khoản ngân hàng, thanh toán hóa đơn điện thoại qua mạng và gửi bưu thiếp kỹ thuật số.

3G đã được triển khai và phát triển tại nhiều nước trên thế giới và đang là công nghệ chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực thông tin di động tại nhiều quốc gia. Những kinh nghiệm trong thương mại hóa, triển khai và khai thác mạng 3G của các nhà khai thác ở Nhật Bản và Hàn Quốc là những người mở đường cho 3G trên thế giới thực sự có ích cho các nhà khai thác thông tin di động của Việt Nam đang hướng tới việc triển khai và hoàn thiện mạng di động 3G.

2.Công nghệ 3G – Trò chơi của sự đánh đổi:

Sự xuất hiện công nghệ 3G là một bước đi lớn trên thị trường viễn thông Việt Nam, tạo cho người tiêu dùng một phong cách tiêu dùng mới. Đó cũng là một điểm nhấn khẳng định Việt Nam hòa nhập chung cùng thế giới. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, đưa công nghệ 3G vào hoạt động, đó là một bài toán khó từ bước khởi động đến khi hoạt động trên thị trường. Khó khăn không chỉ đến từ phía đối thủ mà đến ngay từ bản thân

http://svnckh.com.vn 73

nội bộ doanh nghiệp, bởi sự thành công của 3G cũng có nghĩa là dấu chấm hết với công nghệ 2G. Liệu doanh nghiệp có sẵn sàng từ bỏ công nghệ đã đem lại nhiều lợi nhuận để bước đến với một công nghệ mới chứa đựng nhiều rủi ro. Tuy nhiên, bất kì cuộc chơi nào cũng có phần thưởng dành cho người dám chấp nhận rủi ro. Một doanh nghiệp tiên phong và thành công với công nghệ mới trong khi đối thủ của họ vẫn chìm đắm trong công nghệ cũ thì phần thưởng dành cho họ là một mảng lớn của chiếc bánh thị trường. Các doanh nghiệp rơi vào một thế lưỡng nan giữa việc có nên chuyển đổi công nghệ hay không? Để đơn giản bài toán chúng ta vẫn tiếp tục lược bỏ còn 2 người chơi là Viettel và VNPT:

VNPT

VIETTEL

Chuyển đổi Không chuyển đổi

Chuyển đổi 4;4 -4;8

Không chuyển đổi

8;-4 5;5

- Trường hợp 1: Nếu cả hai doanh nghiệp đều không chuyển đổi và tiếp tục khai thác lợi nhuận với công nghệ cũ. Lợi nhuận là vẫn còn lớn nhưng sẽ giảm dần theo thời gian. Chúng ta lượng hóa phần lợi cho mỗi doanh nghiệp một lượng là 5.

- Trường hợp 2: Nếu một trong hai doanh nghiệp chuyển đổi, doanh nghiệp còn lại không chuyển đổi. Doanh nghiệp chuyển đổi sẽ có lợi nhuận tiềm năng là phần lớn thị trường mới và cả từ phía đối thủ. Lượng hóa lợi nhuận của doanh nghiệp chuyển đổi sẽ đạt 8, còn doanh nghiệp không chuyển đổi sẽ là -4.

- Trường hợp 3: Cả hai doanh nghiệp cùng chuyển đổi. Cả hai cùng chia sẻ chiếc bánh lợi nhuận. Tất nhiên lợi nhuận tiềm năng sẽ là rất lớn, tuy nhiên để đạt được điều đó các doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều và phải

http://svnckh.com.vn 74

chịu nhiều rủi ro. Do đó, về mặt lợi ích sẽ là thấp hơn so với việc tiếp tục khai thác lợi nhuận từ công nghệ cũ. Lương hóa một lượng bằng 4.

Bài toán này có 2 điểm cân bằng đó là (4;4) và (5;5). Bất cứ nước đi nào của một người chơi sẽ ảnh hưởng đến chiến lược của người còn lại. Việc đạt tới trạng thái cân bằng nào tùy thuộc vào việc doanh nghiệp dự đoán chiến lược của doanh nghiệp còn lại như thế nào.

Chính việc đánh đổi giữa công nghệ mới và công nghệ cũ sẽ khiến cuộc đua có những “điểm dừng”. Các doanh nghiệp sẽ không ào ạt đầu tư ngay, mà theo từng giai đoạn, chủ yếu là theo nước đi của đối thủ. Ví dụ chứng tỏ điều này là vào cuối tháng 3, đầu tháng tư năm nay, cuộc đua 3G trở nên nóng bỏng với việc các hãng đưa Iphone vào cuộc chơi. Đây là một điểm dừng trong cuộc đua đó. Trong tương lai cuộc đua sẽ còn có nhiều điểm nhấn tương tự.

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 80 - 83)