Số lượng thuê bao trả trước, thuê bao ảo, sim rác nhiều

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 38 - 41)

I. Khái quát về thị trường viễn thông di động Việt Nam:

3.2.1.Số lượng thuê bao trả trước, thuê bao ảo, sim rác nhiều

3. Những thành tựu và hạn chế

3.2.1.Số lượng thuê bao trả trước, thuê bao ảo, sim rác nhiều

Các nhà đầu tư nước ngoài có ý định đầu tư vào Việt Nam thì điều khó khăn đầu tiên chính là thu thập số liệu về thị trường. Giữa số liệu Bộ Thông

13 Nguồn: Kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất năm 2009, cục quản lý chất lượng thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông.

http://svnckh.com.vn 30

tin và Truyền thông công bố về thị phần, số thuê bao và số liệu của các nhà mạng tự công bố bao giờ cũng có độ vênh. Lần lượt Vinaphone, Mobiphone, Viettel đều tự nhận mình là công ty có thị phần lớn nhất ở Việt Nam. Trong bản báo cáo gửi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), VinaPhone công khai thị phần di động của mình vào tháng 12/2009 là 30,3% và đứng thứ 2 tại Việt Nam, sau Viettel. Nhà mạng này cũng khẳng định 2009 là một năm phát triển vượt bậc của VinaPhone trong việc phát triển thuê bao, tăng thị phần và chiếm được cảm tình của khách hàng. Báo cáo của VinaPhone khiến rất nhiều người đặt câu hỏi không hiểu mạng di động này lấy số liệu từ đâu để phân chia thị phần cho mình. Bởi theo số liệu của chính "ông bố" VNPT, thị phần của VinaPhone đến cuối năm 2009 chỉ đạt 23,88%. Với thị phần này, VinaPhone chỉ đứng thứ 3, sau Viettel và người anh em MobiFone.

Hiện tại, chưa có một báo cáo độc lập nào nghiên cứu về thị trường viễn thông di động Việt Nam, nhưng phân tích của trang thông tin VnMedia, có tới khoảng 50% thuê bao thống kê của các mạng là thuê bao ảo. Một thực tế đáng lo ngại đó là hiện nay, kho số di động thì liên tục cháy nhưng thuê bao di động ảo, sim rác vẫn phát triển tràn lan.

Theo số liệu công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến hết tháng 10/2009, Việt Nam hiện có 113,5 triệu thuê bao điện thoại di động và cố định, đạt mật độ 132,5 máy/100 dân, trong đó, di động chiếm 86,95% với gần 100 triệu thuê bao. Gần 100 triệu thuê bao cho 7 mạng di động hiện đang cung cấp dịch vụ trên thị trường Việt Nam. Theo một chuyên gia viễn thông, nếu với cách tính lý thuyết, mỗi một đầu số di động được cấp cho doanh nghiệp hiện nay tương ứng với 10 triệu thuê bao, thông thường, hiệu suất sử dụng được cho là tối ưu nhất vào khoảng 70-80%, điều này có nghĩa mỗi đầu số doanh nghiệp có thể có khoảng 7-8 triệu thuê bao mới.

http://svnckh.com.vn 31

Và với con số khoảng 100 triệu thuê bao di động của Việt Nam hiện nay sẽ tương ứng với khoảng 10-12 mã mạng di động. Thế nhưng, thực tế đã không phải như vậy. Trừ các mạng di động vẫn mới chỉ có một đầu số được cung cấp là Sfone, EVN Telecom, Vietnamobile và Beeline, hiện ba mạng di động VinaPhone, MobiFone và Viettel đang có trong tay tối thiểu 6 đầu số.

Trong khi đó, theo số liệu của tờ báo điện tử Vn Media, tính tới thời điểm ngày 07/11/2009, Việt Nam đang có khoảng 50 triệu thuê bao đang hoạt động đồng nghĩa với việc đang tồn tại một lượng thuê bao ảo, sim rác khá lớn trên thị trường di động. Thực tế trên đã gây nên sự lãng phí về tài nguyên kho số của nhà nước, vô hình chung làm tốn thêm chi phí duy trì thuê bao trên hệ thống của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, số lượng thuê bao trả trước trên thị trường là rất nhiều, theo số liệu báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường RJB Consultants Limited (Hong Kong) thì có tới 95% số lượng thuê bao là trả trước. Ở những nước có nền viễn thông phát triển mạnh như Nhật Bản, số lượng thuê bao trả trước chỉ là 2 đến 3%, chính điều này đã gây ra nhiều khó khăn trong nghiên cứu và tiếp cận thị trường. Số lượng thuê bao trả trước đang có xu hướng tăng lên khi các nhà cung cấp dịch vụ đua nhau hạ giá thẻ sim và tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm chiếm lĩnh thị phần. Các nhà cung cấp dịch vụ cho rằng, với những khách hàng không thích ràng buộc bởi các hợp đồng hoặc với những người thích di chuyển từ mạng này sang mạng khác thì dịch vụ trả trước được coi là xu hướng để họ lựa chọn. Theo quy định, đối với thuê bao trả sau, khi khách hàng hòa mạng, họ buộc phải có chứng minh thư, hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác. Tuy nhiên, đối với thuê bao trả trước, khách hàng chỉ cần điền tên tuổi vào một bản khai nếu ra các bưu cục, bưu điện để đăng ký sử dụng dịch vụ. Mua thẻ sim ở đại lý công cộng thậm chí không cần thủ tục gì. Vì sự dễ dàng này, số lượng các thuê bao điện thoại vô danh ngày càng tăng lên.

http://svnckh.com.vn 32

Ngoài chức năng liên lạc, điện thoại di động còn có khả năng dẫn đường, thanh toán các dịch vụ công cộng và liên quan đến nhiều vấn đề an ninh khác. Do vậy, việc quản lý các thuê bao điện thoại càng trở thành vấn đề cấp bách. Một số nước như Thái Lan, Malaysia hay Indonesia đã thực hiện chính sách quản lý thuê bao di động một cách chặt chẽ hơn.

Ngày 24/6/2009, Bộ Thông tin & Truyền thông đã ra Thông tư 22/2009/TT-BTTTT quy định về vấn đề này. Theo đó, tại khoản 9, điều 7 quy định: “Mỗi cá nhân chỉ được sử dụng hộ chiếu, chứng minh thư của mình để đăng ký tối đa 3 số thuê bao di động trả trước của mỗi mạng thông tin di động. Cũng trong Thông tư này quy định rõ: “Kể từ 1/1/2010, thuê bao di động trả trước không đăng ký thông tin thuê bao theo quy định hoặc cung cấp thông tin không chính xác sẽ bị chấm dứt hoạt động. Các thuê bao này muốn sử dụng lại dịch vụ phải làm thủ tục như đối với thuê bao mới

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 38 - 41)