IV. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KH
2. xuất những chiến lược cho các doanh nghiệp viễn thông trong
trình mở rộng thị trường
2.1. Xác định tầm nhìn chiến lược
Việc các hãng viễn thông nước ta quyết định đầu tư ra nước ngoài cần xuất phát từ triết lý và tầm nhìn. Nếu một công ty mà thiếu đi sự tăng trưởng thì rất nguy hiểm vì thiếu đi cơ hội cho mọi người phấn đấu. Bên cạnh đó, con người không nằm trong thách thức sẽ bị tha hoá nhanh. Vì vậy, thị trường
http://svnckh.com.vn 81
viễn thông cần có sự tăng trưởng, nhưng nếu chỉ nhìn vào thị trường bị giới hạn hơn 80 triệu dân ở Việt Nam thì đến một thời điểm nào đó sẽ hết tăng trưởng. Việc đầu tư ra nước ngoài của mình cũng sẽ là một trong những mục tiêu để đưa Việt Nam thành cường quốc về CNTT - TT. Nếu Việt Nam mang được sản phẩm, dịch vụ về VT - CNTT đến được khoảng 20-30 quốc gia, chúng ta sẽ có một thị trường khoảng 1 tỷ người, khi đó Việt Nam sẽ tương đương với Trung Quốc. Khi xuất khẩu mạnh về VT- CNTT thì Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc về VT - CNTT như mục tiêu mà Chính phủ đang đặt ra.
Năm 2006, Viettel ghi dấu ấn là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên của Việt Nam cung cấp dịch vụ tại nước ngoài. Thời điểm đó, Viettel mới chỉ cung cấp dịch vụ VoIP và Internet tại Campuchia. Hai năm sau, Viettel chính thức cung cấp dịch vụ di động tại Lào và Campuchia. Bên cạnh đó, Viettel tiếp tục chiến lược đầu tư ra nước ngoài với nhiều nước khác trên thế giới. Không dừng lại ở đó, năm 2009, Viettel đã hoàn thành hệ thống cáp quang đường trục nối Việt Nam - Campuchia - Lào và trở thành điểm trung chuyển (Hub) tại khu vực Đông Dương.
Chiến lược mà Viettel áp dụng tại các thị trường này là mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau, là kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội. Bởi vậy, bên cạnh việc đầu tư rất lớn vào hạ tầng, với việc xây dựng một hạ tầng cáp quang rộng khắp Viettel còn triển khai các chương trình xã hội như Internet trường học, điện thoại nông thôn. Chiến lược này bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất định khi mạng di động Metfone do Viettel cung cấp đã trở thành mạng di động lớn thứ hai tại Campuchia.
2.2. Xây dựng chiến lược cạnh tranh khác biệt:
Thông thường các nhà đầu tư vẫn thường để lại những dịch vụ tốt nhất tại đất nước họ. Tuy nhiên, để thâm nhập thành công các thị trường nước ngoài thì các thì các hãng viễn thông Việt Nam cần thể hiện quan điểm hành
http://svnckh.com.vn 82
động rõ ràng là đem những gì tốt nhất ở trong nước ra nước ngoài. Bên cạnh đó vẫn phải kiên trì chiến lược "mạng lưới đi trước kinh doanh theo sau" và chỉ kinh doanh khi mạng lưới lớn nhất.
Ngành viễn thông có một “luật” mang tên “luật số ba”. Một đất nước dù đang cấp rất nhiều giấy phép về viễn thông hoặc đang có khá nhiều công ty viễn thông cùng hoạt động, thì thường chỉ có ba công ty lớn, đứng đầu, chiếm trên 90% hoặc 95% tổng thị trường đó. Đi ra nước ngoài, muốn có lãi và tồn tại lâu dài, thì các hãng viễn thông Việt Nam bắt buộc phải đặt mục tiêu là đứng ở top 3, tức là phải đặt mục tiêu đứng ở vị trí số 1 hoặc số 2 ở quốc gia đó. Hiện nay, Metfone là hãng viễn thông lớn nhất Campuchia, chiếm 60% thị phần ADSL, là mạng di động lớn thứ hai và chiếm 50% thị phần điện thoại cố định. Đến năm 2010, Metfone phấn đấu phát triển đạt mục tiêu là nhà cung cấp dịch vụ 5 nhất: Mạng lưới lớn nhất với mạng cáp quang đường trục có dung lượng tới 20 Gbps, 3000 trạm BTS với 2,55 triệu thuê bao di động; Vùng phủ rộng nhất tới 24/24 tỉnh thành, quang hoá 100% số huyện, mỗi xã có 1 trạm BTS với tỷ lệ quang hoá đạt 85%, mỗi xã 1 cộng tác viên đa dịch vụ, mỗi huyện có ít nhất 1 cửa hàng đa dịch vụ; Sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt nhất không chỉ trên các thông số kỹ thuật mà cả trong cảm nhận của khách hàng; Giá tốt nhất và hệ thống Chăm sóc khách hàng tốt nhất.
Tại Lào, Unitel hiện là mạng di động có số lượng trạm phát sóng lớn nhất tại Lào với trên 900 trạm, chiếm 35% số trạm tại Lào. Unitel cũng đã triển khai được 8.500 km cáp quang tới tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệtdịch vụ 3G cũng đã được cung cấp tại cả 2 quốc gia này và đây sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho việc triển khai cung cấp 3G tại Việt Nam.
2.3. Xây dựng chính sách giá phù hợp:
Người cung cấp dịch vụ ra đời sau bao giờ cũng phải có cái tốt hơn người đi trước. Một trong những cái tốt hơn đó là giá cả. Các hãng viễn thông cần mang những giá trị tốt nhất phục vụ mọi khách hàng không phân biệt
http://svnckh.com.vn 83
người giàu, người nghèo, thành thị hay nông thôn. Đây vừa là chiến lược phát triển khách hàng, đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp dù ở bất kì quốc gia nào.
Để làm được điều đó, doanh nghiệp Việt Nam cần cung câp một giá cước thấp với nhiều lựa chọn phù hợp với mọi nhu cầu, đặc biệt là khách hàng có thu nhập thấp, mang đến cho người dân nước bạn nhiều sự lựa chọn thông qua các gói cước đa dạng với mệnh giá thấp và dịch vụ giá trị gia tăng phong phú. Hiện nay, Metfone là mạng có giá cước tốt nhất, giúp người dân Campuchia tiết kiệm tới 25% chi phí nhờ cách tính cước theo từng giây cho tất cả các hướng gọi, kể cả liên mạng và quốc tế. Điều đặc biệt, Metfone là mạng đầu tiên và duy nhất tại Campuchia có chính sách nghe cũng được nhận tiền. Thực chất đây chính là chính sách chia sẻ lợi nhuận của doanh nghiệp với khách hàng, thể hiện triết lý kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội của Metfone.
Tuy nhiên, giá cả không hẳn là yếu tố quyết định, mà trên hết vẫn là chất lượng sản phẩm. Giá trị không phải định nghĩa bằng đồng tiền mà giá trị nằm ở chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng. Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cần có nhiều chính sách tốt hơn với thuê bao là kiều bào Việt Nam tại Campuchia, Lào và thuê bao là kiều bào các nước này tại Việt Nam. Đó được xem như là sự tri ân để cảm ơn khách hàng. Đã là khách hàng thì phải được hưởng những gì tốt nhất, lớn nhất của chính sản phẩm mà các hãng viễn thông nước ta cung cấp.
2.4. Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng tốt:
Đi đôi với chính sách giá hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu nhiều tầng lớp xã hội, chính sách chăm sóc khách hàng tốt cũng được coi là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thành công và trụ vững ở thị trương nước ngoài.
http://svnckh.com.vn 84
Cụ thể, doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư xây dựng các trung tâm giải đáp khách hàng (Call Center) tại các tỉnh thành nước bạn, mang lại sự thuận lợi cho khách hàng sử dụng các dịch vụ viễn thông. Cần phổ biến cho nhân viên về thái độ phục vụ, sao cho khách hàng cảm thấy hài lòng vì được hướng dẫn và chăm sóc tận tình. Đồng thời, một hình thức chăm sóc khách hàng hiệu quả đã được các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam áp dụng thành công trong nước là các chương trình tri ân khách hàng tổ chức định kỳ thì nên áp dụng chính sách này ở thị trường ngoài nước, vì những lợi ích mà nó mang lại là rất lớn. Điều này có tầm quan trọng vô cùng to lớn trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường nước ngoài vì nó ảnh hưởng đến thương hiệu cũng như lòng tin của người dân. Doanh nghiệp chỉ có thể thành công nếu như đạt được sự tin tưởng của khách hàng, bài học này không có tính đúng đắn cao đối với cả thị trường trong nước thị trường ở nước ngoài.
2.5. Cạnh tranh đi đôi với hợp tác:
Có thể nói, việc các nước láng giềng rộng cửa chào đón doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư sang có thể kéo theo một viễn cảnh cạnh tranh ồ ạt giữa các hãng viễn thông nước ta như Viettel, VNPT, FPT, VTC… khi các hãng này đang liên tục xây dựng và tăng cường các chiến lược mở rộng thị trường. Giờ đây, việc mà các doanh nghiệp cần làm là cùng mở rộng “chiếc bánh” thay vì “dẫm chân” và cạnh tranh lẫn nhau.
Cụ thể, liên hệ với trường hợp trong nước, VTC Đông Dương và Viettel đã hợp tác sử dụng chung băng tần để kinh doanh viễn thông, thì ngoài nước, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm tương tự. Nghĩa là hai hoặc ba doanh nghiệp cùng có ý định mở rộng thị trường có thể sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Điều này tiết kiệm được chi phí và mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Dưới quan điểm lý thuyết trò chơi, chiến lược này đang ngày càng được khuyến khích.