III. Sử dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích chiến lược kinh doanh
3. Sự thành công và thất bại trong chiến lược của một số doanh nghiệp
3.1.2. Sản phẩm bổ trợ:
Đương nhiên chiếc điện thoại di động sẽ là sản phẩm bổ trợ hoàn hảo cho dịch vụ viễn thông. Sử dụng công nghệ GSM nên điện thoại có chủng loại hết sức phong phú về mẫu mã và giá cả với hơn 20 hãng điện thoại di động đã và đang cạnh tranh khốc liệt trên thị trường Việt Nam với những tên tuổi như
http://svnckh.com.vn 53
Nokia, Samsung, Motorola, Sony Ericsson, Siemens... Giá điện thoại không chỉ giảm theo vòng đời công nghệ mà còn xuất hiện dòng điện thoại giá rẻ để những người có thu nhập trung bình có thể tiếp cận với công nghệ viễn thông.
Bảng 3: Bảng giá một số loại điện thoại giá rẻ:
Tên điện thoại Giá
Nokia 1202 420.000 đ Nokia 1208 510.000 đ Samsung E1150 570.000 đ Samsung E1080 380.000 đ Motorola W156 _sim 390.000 đ Motorola W270 680.000 đ ( Tổng hợp từ: http://www.tiencuongmobile.com.vn )
Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để Viettel thực hiện các chiến lược giảm giá của mình.
Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể nhận thấy khi Viettel giảm giá cước sẽ thu hút sự chú ý một lượng lớn khách hàng. Nhưng đối với những khách hàng mà điện thoại di động không phải là một sản phẩm thiết yếu thì đây mới là điều kiện cần. Họ sẽ không tham gia thị trường nếu chi phí cho một chiếc điện thoại là quá đắt.
Chính sự kết hợp hài hòa giữa việc giảm giá cước và giá điện thoại đã tạo một động lực phát triển mạnh mẽ không chỉ cho Viettel mà còn cho cả thị trường viễn thông Việt Nam. Từ đây, ta có thể thấy tầm quan trọng của sản
Viettel giảm giá cước
Thu hút khách hàng bình dân
Nhu cầu các loại điện thoại
http://svnckh.com.vn 54
phẩm bổ trợ đối với sự thành công của chiến lược một doanh nghiệp. Không phải bất kì doanh nghiệp nào cũng dễ dàng tìm được nhà cung cấp sản phẩm bổ trợ cho mình. Điều này sẽ được nói thêm ở sự thất bại của công nghệ CDMA tại Việt Nam.
Như vậy, Viettel đã thành công khi tận dụng thành công sự sẵn có của sản phẩm bổ trợ. Tuy nhiên liệu doanh nghiệp này có thể thực hiện tốt hơn? Rõ ràng, trong cuộc đua về giá của các doanh nghiệp viễn thông mà Viettel là người đi đầu thì các nhà cung cấp diện thoại là người đứng ngoài và hưởng lợi. Theo thống kê doanh số thị trường bán lẻ điện thoại di dộng Việt Nam năm 2005 ước tính đạt hơn 600 triệu USD, con số này năm 2006 là xấp xỉ 900 triệu USD. Việc phát động cuộc chạy đua về giá ẩn chứa rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp. Lẽ ra Viettel nên đàm phán với các nhà cung cấp điện thoại khác để họ chia sẻ bớt rủi ro này, tức là để được tham gia cuộc chơi các nhà cung cấp khác cũng phải trả tiền. Nếu việc đàm phán là quá khó khăn thì hãng nên tham gia thị trường phân phối điện thoại để kiếm lợi nhuận. Bởi khi bước chân vào thị trường Viettel hoàn toàn có thể dự đoán được diễn biến được sự sôi động của thị trường viễn thông về sau và họ sẽ có lợi thế chủ động trong việc kinh doanh phân phối điện thoại.