PHỤ LỤC 5: ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TRONG MỐI QUAN HỆ

Một phần của tài liệu 163 Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam (Trang 78 - 82)

XÂY DỰNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM

PHỤ LỤC 5: ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TRONG MỐI QUAN HỆ

VỚI DỰ TRỮ NGOẠI HỐI, THÂM HỤT CÁN CÂN THANH TOÁN, CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ

Dự trữ ngoại hối và chế độ tỷ giá

Quan điểm truyền thống về dự trữ ngoại hối pháp định nhấn mạnh tầm ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai, theo những nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới thì dự trữ ngoại hối cần phải đủ mức để tài trợ từ 3 đến 6 tháng nhập khẩu. Dự báo mới nhất của IMF, giai đoạn 2001 – 2006 dự trữ ngoại hối quốc gia của VN đạt từ 3,9 tỷ USD năm 2002 lên đến mức cao nhất là 6,3 tỷ năm 2006 tương đương với 2,5 tháng nhập khẩu. Nhìn chung dự trữ ngoại hối nước ta vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn chung theo nghiên cứu của IMF. Những nghiên cứu của Greenspan (1999) và Guidotti (1999) cho rằng dự trữ ít nhất phải bằng với dòng vốn nước ngoài đến hạn có khả năng chảy ra khỏi quốc gia trong vòng 1 năm.

Dự trữ quốc gia không những phải tính đến chuyện hoàn trả các khoản nợ đáo hạn không thể thương lượng được mà còn phải đủ để trang trải các khoản hở trong cán cân thanh toán do thâm hụt tài khoản vãng lai. Bằng chứng thực tế từ các nghiên cứu của Bussiere và Mulder (1999) cho thấy quy tắc Greenspan– Guidotti về mức dự trữ tương ứng với nợ ngắn hạn sẽ vận hành tốt trong việc hạn chế khủng hoảng trong trường hợp quốc gia có thặng dư tài khoản vãng lai khoảng 2% GDP. Tuy nhiên, đối với những quốc gia mà tài khoản vãng lai chỉ đạt ở mức cân bằng, không có thặng dư, thì mức độ dự trữ để chống đỡ các cuộc khủng hoảng phải cao gấp đôi mức nợ ngắn hạn. Đối với những quốc gia có thâm hụt tài khoản vãng lai, dự trữ quốc gia phải ở mức rất cao theo cấp số nhân. Những nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy dự trữ tăng thêm này khoảng từ 10 đến 20% GDP. Giai đoạn 2002– 2006 là thời kỳ mà dự trữ ngoại hối và cán cân thanh toán VN nằm giữa hai trạng thái trên (1). Tỷ lệ dự trữ ngoại hối so với nợ ngắn hạn rất cao do Chính phủ kiểm soát rất chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài ở cả khu vực công và tư (2). Cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam vẫn còn thâm hụt khoảng từ 1% đến 3%, nghĩa là phải đòi hỏi một yêu cầu dự trữ pháp định rất cao. Nếu lấy điểm hòa vốn theo tiêu chuẩn thận trọng để hạn chế rủi ro về dự trữ là 6 tháng nhập khẩu thì dự trữ của chúng ta đến 2006 chỉ mới đủ để tài trợ cho hơn 2,5 tháng nhập khẩu, một tỷ lệ quá thấp. Mặc dù vậy, theo kinh nghiệm ở các nước đang phát triển, nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp về kiểm soát vốn nước ngoài ngắn hạn và điều hành tỷ giá linh hoạt thì những thách thức này là không đáng ngại.

Quan điểm truyền thống của các nhà kinh tế cho rằng cán cân thanh toán càng biến động nghĩa là chênh lệch trong khoản hở để tài trợ cho thiếu hụt cán cân thanh toán thay đổi càng lớn thì dự trữ quốc gia phải càng cao. Các nghiên cứu thực nghiệm đã sử dụng những biến động trong quá khứ về dự trữ ngoại hối như là một tiêu biểu cho biến động trong cán cân thanh toán. Điều này có nghĩa là Việt Nam có khả năng nằm ở trạng thái trên, như đã đề cập ở phần trên, do giai đọan 2002 –2006 cán cân thâm hụt tài khoảng vãng lai (chưa tính đến dự trữ) khoản 1% đến 3%, đó là chưa tính đến những cú sốc do những biến động kinh tế quốc tế và trong nước làm cho thâm hụt mậu dịch trở nên nặng nề hơn.

Từ những nghiên cứu trên, dễ thấy rằng chế độ tỷ giá cố định cần một dự trữ ngoại hối cao hơn so với chế độ tỷ giá thả nổi hoặc thả nổi có quản lý. Chính vì thế, ngày càng có nhiều quốc gia chuyển sang chế độ tỷ giá linh hoạt hơn để giảm bớt sức ép lên dự trữ quốc gia.

Chính sách tài khóa – tiền tệ và chế độ tỷ giá

Phương thức chỉ đạo và điều hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế tất yếu trên. Nhưng vấn đề đặt ra là chế độ tỷ giá phải như thế nào? Hướng về thị trường; điều tiết linh hoạt; dải băng tỷ giá rộng (wider band); neo tỷ giá theo một đồng tiền như USD chẳng hạn hoặc một rổ tiền bao gồm USD, euro, yen Nhật và điều chỉnh dần theo kiểu con rắn (crawling peg); hoặc là con rắn trong đường hầm (crawling band); hay là một chế độ tỷ giá theo kiểu Việt Nam – là một hệ thống tỷ giá nằm đâu đó giữa các hệ thống tỷ giá nêu trên. Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau xem xét những xu hướng gần đây ở các nước trên thế giới. Những nghiên cứu của IMF cho thấy là hầu hết các quốc gia chỉ duy trì một chế độ tỷ giá linh hoạt nhưng không hoàn toàn. Chính những nỗi lo sợ thả nổi đã làm cho nhiều NHTW duy trì tỷ giá danh nghĩa trong phạm vi các dải băng tỷ giá theo kiểu crawling peg hoặc là crawling band. Những chế độ tỷ giá như thế tiêu biểu cho một triển vọng trong việc thực thi một chính sách tài chính thắt chặt nhằm đạt được sự tự chủ về mặt kinh tế. Những đề xuất về sự tự chủ trong chính sách kinh tế đặt trọng tâm vào việc xem xét tình thế tiến thoái lưỡng nan xoay quanh sự không tương thích giữa ba khả năng. Trong một thị trường vốn quốc tế phát triển cao độ ở phạm vi toàn cầu thì một chế độ tỷ giá cố định sẽ làm cản trở chính sách tiền tệ độc lập. Còn nếu chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi hoặc hệ thống tỷ giá với một dải băng rộng (wider band), theo lý thuyết kinh điển, việc áp dụng một chế độ tỷ giá thả nổi sẽ làm cho chính sách tiền tệ độc lập hơn. Tuy nhiên, Frenkel và Mussa (1981) và Frenkel (1983) đã chỉ ra rằng chỉ các chế độ tỷ giá thả nổi hoặc linh hoạt không thôi cũng chưa đủ để duy trì một chính sách tiền tệ độc lập do tính biến động quá mức của tỷ giá đi cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở các nước. Do đó, khả năng thứ ba là hệ thống tỷ giá nằm giữa

chế độ tỷ giá thả nổi không hoàn toàn hoặc linh hoạt và neo tỷ giá (vào một đồng tiền hoặc một rổ tiền tệ) có điều chỉnh được chính phủ của nhiều nước trên thế giới đã và đang theo đuổi. Nhưng những hệ thống tỷ giá như thế cũng lại đương đầu với những phức tạp, đó là phải có dự trữ quốc gia đủ mạnh để bảo vệ các ngang giá chính thức.

Phụ lục 6: SẼ PHẢI ĐÁNH ĐỔI GIỮA CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ? Mục tiêu kinh tế vĩ mơ năm 2005 là đạt tốc độ tăng trưởng 8,5%, hiệu quả đầu tư nhà nước được cải thiện và ổn định lạm phát. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tham luận tại hội thảo về giá hơm qua (24/3) cho rằng để cùng đạt được ba mục tiêu đĩ là rất khĩ và cĩ thể sẽ phải cĩ sự đánh đổi nhất định.

Ý kiến của TS. Võ Trí Thành, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, được báo giới chú ý từ sự diễn giải cởi mở và thẳng thắn. Theo ơng, ba mục tiêu nĩi trên khơng phải lúc nào cũng đạt được cùng một lúc, mà cĩ sựđánh đổi. Vì vậy, vấn đề đặt ra là tìm ra sựđánh đổi nhỏ nhất.

Một sự đánh đổi nhỏ nhất là phải gắn với việc xác định mục tiêu lớn nhất để quyết

định các chính sách phù hợp. Và theo ơng Thành, mục tiêu lớn nhất phải là ổn định vĩ mơ, phải nâng cao hiệu quảđầu tư nhà nước.

“Để cho sựđánh đổi giữa ba mục tiêu là nhỏ nhất thì tốt nhất là mục tiêu hướng vào

ổn định vĩ mơ và bằng mọi cách thu hút đầu tư nước ngồi, đầu tư tư nhân để phát triển, để tăng trưởng và đảm bảo được hai muc tiêu kia”, ơng Thành nĩi.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Thị Mùi, Viện trưởng Viện Khoa học Tài chính, lại cho rằng “trong bối cảnh 2005 này thì chúng ta khơng thể hy sinh mục tiêu này để đạt mục tiêu khác. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8,5% vẫn phải đạt bằng được, mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 6,5% cũng phải cố gắng đạt được. Rõ ràng là để đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mơ như vậy thì phải thực hiện những chính sách hữu hiệu”. Cịn theo bà Susan J.Adam, Đại diện thường trú cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IMF, mục tiêu tăng trưởng 8,5% của Việt Nam khơng phải là bằng mọi giá để đạt

được. Vấn đề là cịn những mục tiêu khác. Với chỉ số giá tiêu dùng (CPI), cĩ thể là từ 6,5 đến 7%, một mức cĩ thể kiểm sốt và quản lý được.

Chỉ số CPI và lạm phát cũng là nội dung chính mà hầu hết các đại biểu đề cập đến.

Ở đây, các chuyên gia, các nhận định cũng đã cĩ sự gặp nhau nhất định trong giải pháp và dự báo.

Năm 2005, áp lực tăng giá cĩ quá lớn?

Bà Mùi khẳng định: “Áp lực tăng giá năm 2005 khơng phải là quá lo ngại đối với người dân cũng như các cơ quan quản lý vĩ mơ, bởi vì theo suy nghĩ chủ quan của tơi thì bằng những chính sách của nhà nước, bằng những kinh nghiệm điều hành giá

của năm 2004, chúng ta sẽ kìm được giá cảở mức chấp nhận được”.

Tuy nhiên, ngồi những nguyên nhân khách quan từ thị trường thế giới, từ thiên tai, dịch bệnh trong nước…, bà Mùi cho rằng cần phải chú ý đến những áp lực khác. Đĩ là nhiều mặt hàng mà giá do Nhà nước quản lý dự kiến tăng trong năm 2004 nhưng chưa tăng được, mà trong năm 2005 sẽ tăng như sắt, than, chi phí vận tải, viện phí… Một nguyên nhân khác là vốn đầu tư trong năm 2005 được Quốc hội phê duyệt là rất cao, cao nhất kể từ năm 1995. Cĩ nhiều dự án lớn phục vụ cho nền kinh tế nhưng trong bối cảnh hiệu quảđầu tư chưa được cải thiện rõ rệt thì đây cũng là một áp lực làm tăng khối lượng tiền lưu thơng.

Cịn theo ơng Võ Trí Thành, áp lực lạm phát của năm 2005 là cĩ. Nguyên do là giá cả thế giới cịn rất cao và bấp bênh. “Sự bấp bênh đĩ khơng chỉ do bên cung và bên cầu mà vai trị đầu cơ trên thế giới rất mạnh, mà khi cĩ vai trị đầu cơ thì rất khĩ dự

báo”, ơng Thành nĩi.

Đáng chú ý là áp lực mất giá đối với đồng Việt Nam đang được thể hiện. Từ đầu năm đến nay, các ngân hàng thương mại đã bắt đầu điều chỉnh tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn và lãi suất đồng Việt Nam, đồng Đơ-la cũng bắt đầu tăng.

Một thuận lợi cho cơng tác bình ổn giá trong năm nay, theo ơng Thành, là “vấn đề

thơng tin chúng ta làm tốt hơn năm ngối; cam kết vềổn định vĩ mơ của Chính phủ

cũng rõ ràng và mạnh mẽ hơn”.

Những bài học kinh nghiệm

Một nội dung chính của hội thảo sáng nay là nhìn lại cơng tác bình ổn giá trong năm 2004, từ đĩ rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho những năm tới. Ý kiến của TS. Võ Trí Thành được báo giới chú ý từ sự diễn giải cởi mở và thẳng thắn. VnEconomy xin tĩm lược nội dung 5 bài học chính qua năm 2004 mà ơng Thành đưa ra:

Thứ nhất: Khơng bao giờ được sao nhãng chính sách ổn định vĩ mơ. Từ năm 2003,

ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đã xẩy ra hiện tượng thiểu phát nên vấn đề lạm phát và ổn định vĩ mơ dường như khơng mấy quan tâm. Tuy nhiên, năm 2004, lần đầu tiên cho thấy là rất đáng quan tâm. Theo đĩ, phản ứng của chính sách, của cơng chúng cĩ nhiều điều chưa chuẩn xác. Kể cả phản ứng của một số nhà lãnh

đạo cũng đã gây ra những hiệu ứng khơng tốt về mặt tâm lý người dân. Như vậy, bài học đầu tiên là cam kết ổn định vĩ mơ, cam kết trong mọi tình huống.

Thứ hai là vấn đề thơng tin. Khơng chỉ là những thơng tin giải thích cho cơng chúng mà cịn là thơng tin để dự báo, phân tích tác động. Năm 2004 là cĩ nhiều vấn đề. Cho đến tận tháng 3, tháng 4 mới quan tâm đến những vấn đề như Trung quốc ảnh hưởng thế nào đến giá cả thế giới, và khi đĩ chúng ta mới xét đến Trung Quốc tiêu thụ bao nhiêu % than, xi măng thế giới… Cái nữa là khi mà xẩy ra hiện tượng lạm phát thì phân tích của chúng ta về tác động đối với các ngành khác nhau, giữa các nhĩm dân cư khác nhau cũng chưa chuẩn.

Thứ ba là về phản ứng chính sách. Đối với những bất ổn định vĩ mơ thì chính sách

đầu tiên là chính sách vĩ mơ, đĩ là chính sách tiền tệ, chính sách tài khĩa. Phản ứng của Việt Nam vẫn mang hơi hướng, mặc dù khơng sai, của kinh tế kế hoạch hĩa. Chính sách tiền tệ, tài khĩa phụ thuộc vào mục tiêu mà chúng ta muốn đạt trong năm là gì, bởi vì giữa các mục tiêu cĩ sựđánh đổi nhất định.

Thứ tư là can thiệp ở các ngành hàng cụ thể. Sự can thiệp của Nhà nước cịn rất nhiều, độc quyền cịn rất nhiều. Chúng ta phải nghĩ đến sự can thiệp tức thời, tức là can thiệp hành chính. Ví dụ như trong Pháp lệnh giá, chúng ta được quyền kiểm sốt giá, cĩ quyền can thiệp về hành chính. Nhưng năm vừa rồi cũng phải nĩi rằng kể cả

cấp địa phương, rất nhiều can thiệp của chúng ta vượt ngồi luật, nhiều mặt hàng khơng nằm trong Pháp lệnh giá đâu. Can thiệp ở đây là can thiệp hành chính hay biện pháp kinh tế? Là thuế hay là trợ cấp? Can thiệp ngành nào, khi nào thì coi đĩ là cú sốc? Và khi can thiệp thì phải thơng tin rõ ràng cho cơng chúng.

Thứ năm là vai trị của doanh nghiệp nhà nước. Trong năm 2004, nĩi một cách

nghiêm túc là khu vực doanh nghiệp nhà nước ở một số ngành hàng tuy giữ vai trị chi phối trên thị trường nhưng đã khơng đĩng được vai trị bình ổn giá. Ởđây cĩ hai vấn đề: quan điểm của chúng ta về doanh nghiệp nhà nước, đĩ là một đơn vị lấy lợi nhuận làm chính hay là khi cần Nhà nước dùng nĩ như một lực lượng vật chất đểổn

định thị trường, và khi dùng nĩ để bình ổn thì Nhà nước phải cĩ hỗ trợ.

Một phần của tài liệu 163 Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)