XÂY DỰNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM
3.2.1 TRONG TRUNG HẠN (2005-2010)
Để tham gia AFTA, các nước thành viên không chỉ tạo sự thông thoáng trong chu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động mà cả sự thông thoáng trong chu chuyển vốn. Như vậy, trong thương mại các nước phải tháo dỡ các hàng rào thuế quan cũng như hàng rào phi thuế quan. Riêng trong lĩnh vực kiểm soát ngoại hối, các nước thành viên phải nới lõng, tiến tới bãi bỏ các quy định mang nặng tính hành chính trong quản lý ngoại hối tạo cơ hội mở rộng giao thương giữa các nước trong khối.
Như thế, đến nay là giai đoạn cuối của thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sao cho phù hợp với thực trạng và xu hướng phát triển chung của Khối. Theo đó, chúng ta cần:
Tiếp tục nhất quán thực hiện chủ trương điều hành tỷ giá linh hoạt theo diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước, chủ động can thiệp khi cần thiết. Nhà nước không thể thay thế được vai trò của thị trường ngoại hối trong xu thế hội nhập mà chỉ có thể can thiệp bằng các công cụ và nghiệp vụ điều hành của mình, tránh không để xảy ra những đột biến, cú xốc.
Theo thống kê của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam đang nằm trong nhóm theo chế độ tỷ giá trung dung, cụ thể là xếp ở nhóm thứ (6) Cố định dịch chuyển dần theo biên độ ngang (theo cách sắp xếp các chế
độ tỷ giá hiện hành của IMF đã đề cập trong phần 1.3.4). Vì vậy, để đảm bảo cho tỷ giá phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường nên từng bước loại bỏ dần việc qui định khung tỷ giá với biên độ quá chặt của Ngân hàng Nhà nước đối với các giao dịch của các Ngân hàng thương mại và các giao dịch quốc tế. Ngân hàng Nhà nước chỉ nên điều chỉnh tỷ giá trên các phiên giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng và theo hướng có tăng có giảm để kích thích thị trường luôn sôi động và tránh hiện tượng găm giữ đô-la. Vì vậy trước mắt trong giai đoạn này, chúng ta cần giữ nguyên và mở rộng dần biên độ điều chỉnh để từ thứ tự thứ (6)
Cố định dịch chuyển dần theo biên độ chúng ta có thể tiến dần lên (5) Biên độ dịch chuyển (crawling band) trong giai đoạn tiếp theo.