NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 163 Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam (Trang 64 - 68)

XÂY DỰNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM

NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG VIỆT NAM

Một đồng tiền có khả năng chuyển đổi là đồng tiền khi bất kỳ ai nắm giữ nó đều có quyền tự do chuyển đổi sang các đồng tiền khác theo tỷ giá thị trường.

Từ nhiều năm nay, đồng tiền Việt Nam chưa thực hiện được chức năng chuyển đổi ra các ngoại tệ mạnh. Bất cứ lúc nào, người ta cũng có thể đổi 100.000USD ra VND, nhưng ngược lại muốn đổi VND để lấy 10.000USD một cách hợp lệ thì không phải là một chuyện đơn giản, mà hầu như ít có ngân hàng nào có khả năng giải quyết được.

™ Các điều kiện tiền đề cho khả năng chuyển đổi của đồng tiền

Việc thiết lập tính chất chuyển đổi của đồng tiền phụ thuộc chủ yếu vào:(Phụ lục 10)

- Tỷ giá hối đoái hợp lý

- Đảm bảo mức dự trữ quốc tế hợp lý - Chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh - Cơ chế thị trường phát triển đồng bộ

Ngoài ra, nó còn tùy thuộc vào tính chất ổn định của hệ thống tiền tệ thế giới, khả năng đối phó với các thế lực đầu cơ ngoại hối trên thị trường quốc tế....

Các điều kiện này một mặt tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi, một mặt giữ cho nền kinh tế tránh được những cú sốc, hạn chế được những tiêu cực và có khả năng phát triển bền vững.

Trên thực tế, để đạt được tất cả các điều kiện này là rất khó và trong nhiều trường hợp cũng không cần đạt được đầy đủ thì mới thực hiện được. Vài điều kiện cần phải thực hiện trước, còn lại có thể thực hiện song song với quá trình áp dụng chuyển đổi.

Vì vậy, tính chất chuyển đổi của đồng tiền thường được phân biệt thành 3 loại với mức độ và điều kiện khác nhau, theo những mục đích khác nhau của việc chuyển đổi: tính chất chuyển đổi tài khoản vãng lai, tính chất chuyển đổi nội bộ và tính chất chuyển đổi tài khoản vốn.

Tính chất chuyển đổi cho tài khoản vãng lai

Khi một nước áp dụng tính chất chuyển đổi đồng tiền của mình cho các khoản thanh toán vãng lai nghĩa là cho phép chuyển đổi đồng tiền trong nước ra ngoại tệ để thanh toán các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ với nước ngoài. Điều này có nghĩa là không hạn chế các khoản giao dịch về thanh toán vãng lai, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nước ngoài.

Tính chất chuyển đổi nội bộ

Chuyển đổi nội bộ có nghĩa là Nhà nước cho phép những ngưới cư trú được tự do nắm giữ một số tài sản bằng ngoại tệ như cho mở tài khoản tiền gởi ngoại tệ ở Ngân hàng. Và như vậy có nghĩa là được quyền chuyển đổi tài sản trong nước ra

ngoại tệ. Quyền tự do được giữ ngoại tệ trong nước không có nghĩa là được phép tiến hành thanh toán với nước ngoài hoặc được giữ tài sản ở nước ngoài.

Tính chất chuyển đổi tài khoản vốn

Khi một nước cho phép được chuyển đổi đồng tiền trong các giao dich tài khoản vốn có nghĩa là nước đó cho phép chuyển đổi đồng tiền trong nước ra ngoại tệ nhằm mục tiêu thu hút vốn nước ngoài. Tính chất chuyển đổi này nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc chuyển lợi nhuận về nước.

Tuy nhiên, khi thực hiện tính chất chuyển đổi này có thể gây nên rủi ro cho nền kinh tế như rủi ro về biến động tỷ giá, về vốn ngoại tệ chảy ra bên ngoài, dự trữ ngoại hối thâm hụt... Do đó, thông thường các nước chỉ thực hiện tính chất chuyển đổi qua các giao dịch tài khoản vốn khi nền kinh tế của nước đó đã thực sự phát triển và thực hiện thành công tính chất chuyển đổi qua các giao dịch tài khoản vãng lai.

™ Lộ trình thực hiện chuyển đổi

Ở giai đoạn này, việc thực hiện chuyển đổi nội bộ là không hợp lý vì khi thực hiện chế độ này nếu không đi kèm với những chính sách vĩ mô đúng đắn, nếu triển vọng kinh tế không có gì hấp dẫn và tâm lý thích ngoại tệ tăng thì có thể làm cho tình trạng chuyển đổi ồ ạt tiền trong nước ra ngoại tệ làm cho dự trữ ngoại tệ chính thức bị cạn kiệt nhanh chóng. Trong điều kiện phá giá nhỏ và dự trữ ngoại tệ quá mõng như ở nước ta trong giai đoạn này thì nếu có sự chuyển đổi ồ ạt xảy ra thì khả năng dẫn đến khủng hoảng là điều có thể đoán được.

Như các nước trong quá trình chuyển đổi và phát triển, nguồn vốn ở Việt Nam còn thiếu hụt, do vậy các giao dịch vốn chưa thể tự do hóa và còn chịu sự quản lý của Nhà nước theo nguyên tắc khuyến khích luồng vốn vào và hạn chế luồng vốn ra ngoài lãnh thổ.

Cho đến nay, do Việt Nam còn thiếu vốn để đầu tư phát triển, nên hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế và với quy mô nhỏ.

Do đó, trong giai đọan này chúng ta cần thiết lập cơ chế chuyển đổi ở tài khoản vãng lai, vì:

- Việc thiết lập cơ chế chuyển đổi ở tài khoản vãng lai có tác dụng làm cho nền kinh tế đạt tới một mức độ tự do, năng động cao hơn. Tính chất chuyển đổi này sẽ tạo điều kiện cho việc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài dễ dàng hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của dân chúng.

- Bên cạnh đó, nó cũng tạo điều kiện cho việc nhập khẩu vốn, vật tư, thiết bị, nguyên liệu đẩy nhanh tiến trình công nghịêp hóa-hiện đại hóa đất nước, thu hẹp khoảng cách giữa nước ta và các nước trong khu vực.

- Nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế đã chủ trương tự do hóa các giao dịch vãng lai như cam kết thực hiện điều IV của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và tự do hóa lựa chọn các giao dịch vốn phù hợp với lộ trình hội nhập của nền kinh tế. Và quá trình này được bắt đầu bằng việc tự do hóa các giao dịch vãng lai.

Khi đã tạo lập được những điều kiện cần thiết, việc chuyển đổi đồng Việt Nam có thể thực hiện như sau:

- Tiếp tục chuẩn bị điều kiện để tiến tới thực hiện tính chất chuyển đổi trong các giao dịch tài khoản vãng lai. Việc chuyển đổi này phải thận trọng, và chỉ thực hiện khi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về kinh tế và khả năng quản lý cho phép, phù hợp với quá trình tự do hóa thương mại.

- Việc thực hiện chuyển đổi trong các giao dịch tài khoản vốn phải thực hiện sau, khi nền kinh tế trong nước đã thực sự ổn định, có một hệ thống tài chính-tiền tệ lành mạnh, không bị mất cân đối trong cán cân thanh toán, dự trữ quốc tế gia tăng ổn định.

Đồng tiền tự do chuyển đổi làm giảm sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào chính sách quản lý ngoại hối và cơ chế điều hành tỷ giá, giúp cho tốc độ chu chuyển vốn được đẩy mạnh, góp phần đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế thế giới.

Có thể nói, cùng với tiến trình hội nhập nền kinh tế, chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước đã từng bước được nới lõng theo hướng tự do hóa các giao dịch vãng lai, và nới lõng từng bước các giao dịch vốn phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế về tài chính-tiền tệ của Việt Nam.

Một phần của tài liệu 163 Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)