y Tình hình cán cân thanh toán Mục tiêu của chính sách tiền tệ
2.3.1 Ưu nhược điểm
Cơ chế điều hành tỷ giá được thay đổi căn bản: Cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước đã dần dần thay đổi cở chế tỷ giá cố định, đa tỷ giá. Việc tỷ giá được đánh giá khách quan hơn đã phần nào phản ánh đúng giá trị thật của đông tiền, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, làm thay đổi cơ bản tâm lý của thị trường. Lòng tin của công chúng vào chính sách kinh tế nói chung và chính sách tiền tệ, chính sách quản lý nói riêng ngày càng gia tăng. Tác động này được thể hiện rõ nét ở mức gia tăng tổng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư từ nội bộ nền kinh tế từ 7%-9%/ GDP thời kỳ trước năm 1990 lên 20% năm 1995 và 23,62% trong năm 2000. Nguồn ngoại tệ tập trung vào ngân hàng ngày càng tăng. Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước Việt Nam, so với đầu năm 2001, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ vào đầu năm 2002 tăng 28,6%.
Cơ chế này có những ưu điểm như:
- Tyœ giá Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày là tyœ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng, điều này phaœn ánh tyœ giá được hình thành khách quan hơn, phaœn ánh đúng hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
-Trước đây, mặc dù vẫn nói tyœ giá chính thức mà Ngân hàng Nhà nước công bố cũng được căn cứ vào giá thị trường tự do, tình hình cung và cầu về ngoại tệ... song nó vẫn có một cái gì đó thật mơ hồ, mang nặng tính chuœ quan nhiều hơn. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi nhìn vào những biến động về tyœ giá cuœa các Ngân hàng thương mại.
Từ ngày 1.12.1997 đến giữa tháng 2.1998, tyœ giá chính thức cuœa Ngân hàng Nhà nước luôn ơœ khoaœng 1 USD = 11.175 VND, thì giá bán cuœa hầu hết các Ngân hàng thương mại được xác định ơœ mức 12.293 VND/1USD (11.175 x 110% = 12.292,5).
Ngày 16.2.1998, Ngân hàng Nhà nước nâng tyœ giá chính thức lên 1 USD = 11.800 VND, thì lập tức ngày hôm sau giá cuœa các ngân hàng thương mại cũng được nâng theo đúng tyœ lệ, giá 1 USD không còn là 12.293 VND mà là 12.980 VND (12.980 = 11.800 x 110%).
Và các ngày sau tình trạng tương tự, giá 1 USD được tính như sau: Ngày 21/2/1998 27/2/98 28/2/98 2/3/98 5/3/98 9/3/98 Tỷ giá
chính thức 11803 11804 11801 11799 11798 11803
Tỷ giá
NHTM 12983 12984 12981 12979 12978 12983
Các con số trên cho thấy giá cuœa các NHTM luôn bám sát mức trần cao nhất mà NHNN cho phép (giá công bố chính thức x 110%), thậm chí giá chính thức chỉ cần thay đổi 1 đồng thì giá cuœa các ngân hàng thương mại cũng bám theo. Đó là vì vượt thì không được phép, nhưng thấp hơn mức trần thì các ngân hàng thương mại cũng không thể chấp nhận được.
Còn một khi giá công bố chính là giá hình thành trên thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng thương mại không còn phaœi phòng thuœ nữa, bơœi vì giá này chính là điểm gặp gỡ giữa cung và cầu về ngoại tệ cuœa các ngân hàng.
- Trước đây, do giá Ngân hàng Nhà nước công bố cứng nhắc không thực sự phaœn ánh quan hệ cung cầu nên nếu thấy giá cuœa các ngân hàng thấp thì các doanh nghiệp mang ngoại tệ ra thị trường tự do bán, ngược lại nếu mua cuœa ngân hàng quá khó khăn thì mua trên thị trường tự do. Vì thế chỉ cần có những biến động nhoœ trong nền kinh tế cũng đuœ tác động để mơœ ra một khoaœng cách rộng giữa giá thị trường tự do và giá cuœa các Ngân hàng thương mại. Nhưng với cơ chế điều hành mới, tyœ giá mà Ngân hàng Nhà nước công bố bơœi nó xuất phát từ cung cầu ngoại tệ giữa các ngân hàng nên nó sẽ gần gũi hơn với giá thị trường tự do và như vậy những biến động có thể tạo ra khoaœng cách giữa giá thị trường tự do và giá cuœa các Ngân hàng thương mại sẽ khó có thể xaœy ra hơn.
- Với cơ chế điều hành tyœ giá trước đây, vì Ngân hàng Nhà nước muốn giữ giá ổn định, không thay đổi, trong khi đó khaœ năng cung ứng ngoại tệ cuœa Ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng thương mại thấp nên nhu cầu ngoại tệ cuœa các doanh nghiệp cũng thường xuyên không được đáp ứng, điều này đã làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi có nhu cầu thanh toán với nước ngoài. Còn với cơ chế điếu hành tyœ giá như hiện nay thì baœn thân tyœ giá tự nó đã được điều chỉnh theo quan hệ cung cầu, hay nói cách khác chính nhu cầu cuœa các doanh nghiệp là cơ sơœ xác định tyœ giá và tại đó cung và cầu đều được thoœa mãn.
- Khi tyœ giá không xuất phát từ quan hệ cung cầu thì mỗi lần nhà nước điều chỉnh tyœ giá đều tạo sức ép tâm lý nặng nề, nhất là khi tyœ giá không được điều chỉnh thường xuyên, đến khi điều chỉnh sẽ tạo ra một bước nhaœy đột ngột, người ta bắt đầu nghi ngờ về một chuœ trương nào đó, lòng tin vào đồng tiền có thể vì thế mà bị dao động, tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ sẽ có cơ hội phát triển. Nhưng với cơ chế mới, tyœ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu, để giữ ổn định hoặc điều chỉnh tyœ giá theo mục tiêu nào đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ việc điều chỉnh
cung hoặc cầu bằng cách bán ngoại tệ ra hoặc mua ngoại tệ vào và như vậy tất caœ đều hết sức tự nhiên, giaœm bớt tâm lý hoang mang dao động.
- Trong cơ chế mới, tyœ giá không phaœi là được điều chỉnh mà là được hình thành trên thị trường, rõ ràng là nó mềm deœo hơn, linh hoạt hơn và vì thế nó phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần tăng cường sự hòa nhập cuœa nền kinh tế nước ta vào cộng đồng kinh tế thế giới.
Những điểm nêu trên cho thấy cơ chế điều hành tyœ giá mới cuœa Ngân hàng Nhà nước không chỉ khắc phục được những hạn chế cuœa cơ chế cũ mà còn phù hợp với một nền kinh tế mơœ như điều kiện cuœa nước ta hiện nay.
Thành công của chính sách tỷ giá trong thời gian qua là xóa bỏ sự áp đặt chủ quan, duy ý chí trong việc thiết lập tỷ giá. Khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường “chợ đen” dần dần được thu hẹp. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, trong vấn đề điều hành chính sách tỷ giá vẫn còn một số điểm cần quan tâm:
- Việc xác định tỷ giá còn mang tính cứng nhắc, chưa thật sự linh hoạt.
- Tồn tại song hành tỷ giá thị trường tự do bên cạnh tỷ giá chính thức, tỷ giá của các ngân hàng thương mại và hiện tượng đô-la hóa ngày càng trầm trọng.
- Chưa sử dụng hiệu quả các công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái. - Cơ chế quản lý ngoại hối còn rất lỏng lẻo.