XÂY DỰNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM
3.3.4 Các giải pháp khác
] Chính sách khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
Việt Nam có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẽ. Vì vậy, trước mắt phải tận dụng lợi thế này, cần tạo điều kiện phát triển các ngành thâm dụng lao động thành ngành xuất khẩu.
Xây dựng chiến lược xuất khẩu rõ ràng, nhất quán, chủ động đi đôi với phát triển thị trường trong nước. Xác định những mặt hàng xuất khẩu chủ lực dựa trên những lợi thế cạnh tranh không chỉ trên giá cả mà bằng cả chất lượng.
Bên cạnh đó, cần thiết lập mối quan hệ, thường xuyên trao đổi thông tin giữa chính phủ và doanh nghiệp. Nhà nước cần hổ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin về khách hàng, thị trường, giá cả, mặt hàng xuất khẩu, thông tin về pháp luật của các quốc gia mà Việt Nam có giao dịch mua bán. Ngoài ra, chính phủ cũng cần có kế hoạch hổ trợ, khuyến khích xuất khẩu bằng các chính sách trợ giá, thuế suất, quỹ hổ trợ xuất khẩu, tránh những thay đổi liên tục trong hạn ngạch, giảm thiểu các thủ tục hành chính.
Thành lập các hiệp hội xuất khẩu để hổ trợ các doanh nghiệp, tránh tình trạng cạnh tranh, phá giá lẫn nhau giữa các doanh nghiệp.
Đối với nhập khẩu, có chính sách nhập khẩu hợp lý các mặt hàng thiết yếu, ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị cải tiến công nghệ để chế biến hàng xuất khẩu, nâng dần tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa thâm dụng kỹ thuật, chất xám, có giá trị gia tăng cao. Hạn chế nhập khẩu tràn lan, không nhập khẩu các mặt hàng mà trong nước đã sản xuất được, các mặt hàng xa xỉ để tiết kiệm ngoại tệ đồng thời khuyến khích sản xuất và tiêu dùng nội địa.
] Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
Thu hút đầu tư nước ngoài là yêu cầu tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới kể cả các nước tư bản có trình độ phát triển cao. Vì vậy, chính phủ cần tạo môi trường kinh tế-chính trị-xã hội ổn định, an toàn để thu hút đầu tư nước ngoài. Đối với nước ta hiện nay, về mặt chính trị và xã hội khá ổn định nên vấn đề còn lại là tạo được môi trường kinh tế hợp lý vì ở nước ta thủ tục hành chính, nạn tham ô, hành lang pháp lý là những cản trở lớn nhất trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Do đó, cần phải có những thay đổi để có thể thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư hơn.
Trên đây là một số chính sách cơ bản nhằm hổ trợ cho lộ trình thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam được trôi chảy, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp.
KẾT LUẬN
^ΡΡΡΡΡ]
Tỷ giá hối đoái là một biến số, một loại giá cả có vai trò quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế mở, là một trong những liên kết chính yếu giữa nền kinh tế trong nước và phần thế giới còn lại thông qua thị trường hàng hóa và thị trường tài chính. Nói cách khác, sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, sản lượng, công ăn việc làm, lạm phát tức là ảnh hưởng đến mục tiêu cân bằng nội và cân bằng ngoại của nền kinh tế.
Việt Nam trong quá trình mở cửa, hội nhập với nền kinh tế chuyển đổi lại mang tính thực nghiệm cao nên đòi hỏi chính sách tỷ giá phải liên tục được điều chỉnh cho phù hợp với môi trường trong và ngoài nước đầy biến động. Đến nay, sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước có một phần đóng góp không nhỏ của cơ chế điều hành và chính sách tỷ giá mới của Chính phủ, dẫu rằng trong thời gian qua việc điều hành tỷ giá của Nhà nước đôi khi còn nhiều lúng túng.
Do đó trên thực tiễn, trong công tác điều hành, quản lý cần phải có sự cẩn trọng nhất định và việc thực hiện các biện pháp quản lý cần phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ hình thành nên hệ thống tổng thể đan quyện và hổ trợ lẫn nhau để có được sự kết hợp nhuần nhuyễn, đồng bộ nhằm khai thác thế mạnh và hạn chế nhược điểm của từng biện pháp. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý cũng chính là tạo những điều kiện cho việc cải tổ toàn diện cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái để tiến đến tự do hóa tỷ giá hối đoái khi hội đủ những điều kiện cần thiết./.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ
Tyœ giá hối đoái là một nhân tố aœnh hươœng lớn đến tài khoaœn vãng lai trên cán cân thanh toán quốc tế và những biến số kinh tế vĩ mô khác cho nên nó là một trong những loại giá quan trọng nhất trong một nền kinh tế mơœ cưœa. Ngày nay, các nước công nghiệp hóa đang hoạt động trong một cơ chế các tyœ giá hối đoái được thaœ nổi và được điều tiết - một hệ thống mà trong đó chính phuœ có thể điều hòa sự vận động cuœa tyœ giá hối đoái mà không hề giữ chúng cố định một cách cứng nhắc. Tuy nhiên, không phaœi cơ chế điều hành tyœ giá này đã được xác định ngay từ đầu mà nó cũng trãi qua nhiều biến cố cũng như nhiều sự thay đổi.