PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Một phần của tài liệu 163 Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam (Trang 61 - 64)

XÂY DỰNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Phát triển và hoàn thiện thị trường tiền tệ bao gồm phát triển thị trường nội tệ và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để điều hòa vốn giữa các tổ chức tín dụng. Từ đó giúp cho Ngân hàng trung ương sử dụng tốt công cụ lãi suất, qua đó tạo nên sự liên thông giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Phát huy tối đa mọi

nguồn lực trong nước cung ứng vốn cho nền kinh tế, tránh lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn nước ngoài.

Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của thị trường mở để phát huy vai trò của thị trường tài chính, gia tăng mức luân chuyển vốn trong nền kinh tế.

Nghiệp vụ thị trường mở nội tệ

Thị trường mở là công cụ điều hành quan trọng nhất trong chính sách tiền tệï, vì tại đó sẽ trở thành cửa ngõ để Ngân hàng trung ương phát hành tiền hoặc thu hẹp khối tiền của nền kinh tế thông qua việc mua hoặc bán các trái phiếu ngắn hạn. Tức là thông qua nghiệp vụ của thị trường mở mà Ngân hàng trung ương có thể làm cho “dự trữ” của các ngân hàng thương mại tăng lên hoặc giảm xuống và vì vậy tác động đến khả năng cung cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, làm ảnh hưởng đến khối tiền tệ của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, nghiệp vụ thị trường mở nội tệ còn tham gia tích cực vào việc hổ trợ chính sách tỷ giá khi cần thiết. Chẳng hạn, khi phá giá sẽ tăng cung nội tệ dẫn đến nguy cơ lạm phát. Vì vậy, để giảm phát Ngân hàng Trung ương tiến hành bán hàng hóa giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở nội tệ ra, từ đó làm giảm cung nội tệ và do đó lạm phát cũng giảm theo. Nói khác hơn, nghiệp vụ thị trường mở nội tệ được dùng để trung hòa sự tăng cung nội tệ do phá giá tạo ra.

Tuy nhiên, đến nay công cụ này vẫn còn khá xa lạ, hàng hóa của thị trường rất đơn điệu, chủ yếu là tín phiếu kho bạc và tín phiếu Ngân hàng nhà nước được mua bán. Hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở nội tệ còn kém, chưa phát huy được vai trò của mình. Nhà nước cần có giải pháp thiết thực hơn trong việc kích cầu chứng khoán nhằm cung ứng nhiều hàng hóa hơn cho thị trường, cho các nhà đầu tư, tạo môi trường thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả hơn.

Nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ là công cụ trung tâm của chính sách tỷ giá. Tuy nhiên, hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng những năm qua vẫn còn nhiều khiếm khuyết: mất cân đối giữa lệnh mua và lệnh bán ngoại tệ, nhiều khi cung nhiều hơn cầu, người bán không có người mua hoặc ngược lại người mua không có người bán; số giao dịch vừa ít về lượng, vừa kém về doanh thu; nghiệp vụ kinh doanh quá đơn điệu... Ngân hàng Trung ương chưa thật sự là người mua bán cuối cùng, có nhiều lúc còn bị sức ép phải mua hoặc phải bán, mà thường là Ngân hàng Trung ương đã mua ngoại tệ vào quá mức dự trữ của mình trong khi đó chỉ tiêu phát hành VND cho mua ngoại tệ cũng đã hết, hoặc bán ra không kịp thời làm giảm đi ý nghĩa của thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

Việc sử dụng công cụ này còn nhiều hạn chế do dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước quá thấp. Do đó, để sử dụng hiệu quả công cụ này vào điều chỉnh tỷ giá thì cần thiết gia tăng dự trữ ngoại hối vì giữa tỷ giá và dự trữ ngoại hối có mối quan hệ với nhau. Trước đây, tỷ giá là do Ngân hàng Nhà nước định ra, nó còn mang nặng tính hành chính cho nên nó tác động đến cung cầu ngoại tệ nhiều hơn so với sự tác động của cung cầu ngoại tệ đến với nó. Do vậy, có lúc cung cầu ngoại tệ có thay đổi nhưng tỷ giá vẫn có thể giữ nguyên do áp dụng các biện pháp hành chính can thiệp vào. Cũng vì thế mà có những lúc dự trữ ngoại tệ của ta rất mõng nhưng tỷ giá danh nghĩa không hề bị biến động. Song với cơ chế mới và nhất là trong lộ trình thả lõng tỷ giá như hiện nay thì khi cung cầu trên thị trường thay đổi thì tỷ giá cũng sẽ thay đổi, nếu Ngân hàng Nhà nước muốn giữ tỷ giá ổn định thì buộc phải can thiệp. Chẳng hạn, khi cung lớn hơn cầu, Ngân hàng Nhà nước chỉ việc tung VND ra mua ngoại tệ vào, làm tăng nguồn dự trữ ngoại tệ. Ngược lại, khi nhu cầu ngoại tệ cao hơn cung ngoại tệ (thực tế trường hợp này thường xảy ra hơn) thì không còn cách nào khác, để giữ tỷ giá Ngân hàng Nhà nước phải tung dự trữ ngoại hối ra bán để tăng cung ngoại tệ. Không chỉ vậy, dự trữ ngoại tệ còn cần phải đủ mạnh để đối phó với những âm mưu kích động yếu tố đầu cơ trên thị trường. Nếu dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước

không đủ mạnh để can thiệp trong những lúc cần thiết thì hoặc là lại phải quay lại điểm xuất phát – dùng biện pháp hành chính để giữ tỷ giá, hoặc là thả nổi trên thị trường.

Phát triển và hoàn thiện thị trường vốn

Thị trường cho thuê tài chính

Thị trường này còn khá mới mẽ ở Việt Nam, cần củng cố và phát triển tính linh hoạt trong việc cung ứng vốn trung và dài hạn cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất.

Thị trường tín dụng Nhà nước

Thị trường này cần củng cố và phát triển để hổ trợ dài hạn cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực kinh tế công. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng Nhà nước, đầu tư vào các lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế, hổ trợ kinh tế tư nhân cho sự phát triển thị trường tín dụng ngân hàng và thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu 163 Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam (Trang 61 - 64)