tiền quốc tế và nước Nhật vẫn đang nổ lực quốc tế hóa đồng tiền của mình. Theo các nhà kinh tế phương Tây thì người Nhật khó làm được điều này vì: thứ nhất, vào những năm 1970-1980 khi nước Nhật đang phát triển với một tốc độ thần kỳ, họ đã từ chối mong muốn các nước tư bản khác về việc quốc tế hóa đồng Yên vì không muốn những thế lực bên ngoài can thiệp sâu vào nền kinh tế của mình. Với thực trạng kinh tế hiện nay chưa thoát khỏi suy thoái và một chính sách phục hồi kinh tế dựa phần lớn vào xuất khẩu đang gặp trở ngại bởi đồng USD giảm giá, cùng với giá dầu lửa tăng vọt, Nhật đã xem như đánh mất cơ hội quốc tế hóa đồng tiền của mình. Thứ hai, nước Mỹ đang phải đương đầu với sự xâm lấn của EUR, khi mọi chuyện chưa ngã ngũ thì họ không muốn thấy sự xuất hiện một đồng tiền đối trọng thứ ba.
Từ những đánh giá trên, ta nhận thấy rằng trước mắt đồng đô-la vẫn giữ một vị trí quan trọng trong dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Tuy nhiên, cơ cấu này phải phù hợp với tình hình kinh tế trong nước trong mỗi thời kỳ, đồng thời xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại tệ cần phải có sự theo dõi sự biến động tình hình kinh tế thế giới. * Công cụ lãi suất
Bản thân lãi suất chỉ có tác động gián tiếp đến tỷ giá nhưng nó lại tác động trực tiếp đến đầu tư và sản xuất kinh doanh vì nó gắn liền với chi phí sử dụng vốn. Do vậy, việc sử dụng công cụ này cần nhiều sự cân nhắc.
Luồng vốn ra vào nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đầu tư gián tiếp và dòng vốn ngắn hạn gần như không có do thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ chưa phát triển. Hơn nữa, giao dịch vốn chưa được mở cửa một phần bởi các quy định của Chính phủ, một phần do điều kiện tài chính Việt Nam chưa chín muồi và đồng Việt Nam chưa được tự do chuyển đổi. Tất cả cho thấy lãi suất chưa có thể ảnh hưởng mạnh đến tỷ giá. Tác động của nó chỉ giới hạn ở chổ làm thay đổi những dòng tiền lưu thông trong thị trường nội địa, từ nội tệ chuyển sang ngoại tệ và ngược lại. Thực tế cho thấy trong năm 1998, việc điều chỉnh tyœ giá lên 16% làm cho lợi tức dự tính cuœa việc giữ ngoại tệ tăng hơn so với lợi tức dự tính cuœa việc giữ VND, đã dẫn đến sự chuyển đổi từ VND sang ngoại tệ làm aœnh hươœng tới nguồn vốn khaœ dụng VND cuœa các tổ chức tín dụng. Nhu cầu găm giữ ngoại tệ đã tạo ra sức mua giaœ tạo trên thị trường, cầu ngoại tệ tăng lên và vì vậy tyœ giá có xu hướng bị đẩy lên. Tình trạng này không những làm giaœm khaœ năng mua ngoại tệ cuœa các ngân hàng mà thậm chí còn làm cho Ngân hàng Nhà nước phaœi tung dự trữ ngoại tệ ra để giữ giá. Do đó, trong quản lý vĩ mô, chính sách lãi suất và tỷ giá phải được xử lý một cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.
Vậy giải pháp để từng bước nâng cao sức mạnh của công cụ này sẽ đồng nhất với việc tự do hóa tài khoản vốn, mà trước hết là các giao dịch vốn ngắn hạn và đầu tư gián tiếp. Đây cũng chính là con đường từng bước đưa đồng Việt Nam trở thành đồng tiền chuyển đổi.
* Công cụ hành chính
Những biện pháp hành chính trong thời gian qua đã đem lại hiệu quả khá tốt, nhờ chúng mà Việt Nam đã thành công trong việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái và hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á. Tuy đây chỉ là giải pháp tình thế nhưng việc bãi bỏ tức thời các biện pháp hành chính cũng
chưa hẳn là một điều tốt mà chúng cần được nới lõng tương xứng với mức can thiệp của các công cụ kinh tế. Do đó, tùy vào diễn biến của nền kinh tế mà quá trình nới lõng hay thay thế các biện pháp hành chính bằng biện pháp kinh tế sẽ diễn ra nhanh hay chậm. Để hoàn thiện công cụ này, cần chú ý đến các điểm sau:
- Tăng cường giám sát các giao dịch ngoại hối thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các hợp đồng thanh toán ngoại tệ.
- Duy trì công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về chế độ quản lý ngoại hối hiện hành.
- Rà soát thường xuyên các văn bản pháp quy để cải tiến kịp thời.
Ngoài ra, chúng ta cần quan tâm đến một số vấn đề: tỷ lệ kết hối, hiện tượng chảy máu ngoại tệ, xử lý các trường hợp vi phạm, nhu cầu mua ngoại tệ hợp lý, khuyến khích thu hút nguồn thu kiều hối....
CHƯƠNG 3