PHỤ LỤC 2: CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ THẢ NỔI CÁCH LY NHỮNG TÁC ĐỘNG DÂY CHUYỀN CỦA QUỐC GIA NÀY VỚI QUỐC GIA KHÁC

Một phần của tài liệu 163 Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam (Trang 74 - 75)

XÂY DỰNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM

PHỤ LỤC 2: CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ THẢ NỔI CÁCH LY NHỮNG TÁC ĐỘNG DÂY CHUYỀN CỦA QUỐC GIA NÀY VỚI QUỐC GIA KHÁC

DÂY CHUYỀN CỦA QUỐC GIA NÀY VỚI QUỐC GIA KHÁC

Đứng trên góc độ vĩ mô, liên quan đến sự ổn định của toàn thể kinh tế thế giới, một hệ thống thả nổi tự do có thể được ưa thích hơn một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định. Để minh họa, giả dụ rằng chỉ có hai quốc gia trên thế giới: Mỹ và Anh. Hai quốc gia này mua bán thường xuyên với nhau. Bây giờ giả dụ rằng hệ thống tỷ giá hối đoái giữa hai nước cố định. Nếu Mỹ có mức lạm phát cao hơn của Anh, chúng ta có thể dự kiến người tiêu dùng Mỹ mua nhiều hàng của Anh hơn và người tiêu dùng Anh giảm bớt việc nhập khẩu hàng của Mỹ (do giá hàng hóa Mỹ cao). Phản ứng này sẽ làm cho sản xuất của Mỹ giảm và thất nghiệp tăng. Nó cũng có thể làm cho lạm phát ở Anh tăng do mức cầu hàng hóa của Anh vượt quá mức cung hàng hóa do Anh sản xuất. Nói tóm lại lạm phát cao ở Mỹ có thể gây lạm phát cao ở Anh.

Các kết quả sẽ không nhất thiết giống như vậy trong một môi trường tỷ giá hối đoái thả nổi tự do. Do lạm phát ở Mỹ cao, việc gia tăng nhu cầu của Mỹ đối với hàng hóa Anh sẽ gây áp lực tăng giá trị đồng bảng Anh. Là kết quả thứ hai của mức lạm phát cao ở Mỹ, việc mức cầu của Anh đối với hàng hóa Mỹ giảm sẽ hàm ý mức cung đồng bảng Anh để bán (chuyển đổi thành đô-la) cũng giảm. Đến lượt mình, sự giảm này cũng sẽ gây áp lực tăng giá trị đồng bảng Anh. Đồng bảng Anh sẽ tăng giá do các lực thị trường này (trong một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định đồng bảng Anh sẽ không được phép tăng giá). Sự tăng giá này sẽ làm hàng hóa Anh đắt hơn đối với người tiêu dùng Mỹ- đắt như hàng hóa Mỹ ngay cả khi các nhà sản xuất Anh không tăng giá hàng hóa của mình. Giá cả hàng hóa cao hơn là do đồng bảng Anh tăng giá, đòi hỏi phải cần một lượng đo-la lớn hơn để mua cùng một lượng bảng Anh như trước. Ở Anh, giá cả thật sự của hàng hóa được tính bằng đồng bảng Anh có thể không thay đổi. Ngay cả khi hàng hóa ở Mỹ tăng, người tiêu dùng Anh sẽ tiếp tục mua hàng hóa Mỹ vì đồng bảng của họ có thể đổi lấy được nhiều đô-la hơn (do đồng bảng Anh tăng giá so với đồng đô-la).

Điều này cho thấy rằng lạm phát ở Mỹ sẽ có một ảnh hưởng lớn hơn đối với lạm phát ở các nước khác trong một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định hơn là trong một hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi. Các vấn đề một nước này gặp không nhất thiết sẽ lây nhiễm sang các nước khác trong một môi trường tỷ giá hối đoái thả nổi tự do. Trong ví dụ trên, Anh phần nào được cách ly khỏi tác động của lạm phát Mỹ nhờ vào các biến động trong tỷ giá.

Ta hãy xem một vấn đề kinh tế thường gặp kế tiếp đó là thất nghiệp. Trong một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, mức thất nghiệp cao ở Mỹ sẽ gây nên một sự sụt giảm trong thu nhập của Mỹ và suy giảm trong sức mua của Mỹ đối với hàng hóa Anh. Do đó, năng suất ở Anh có thể giảm và thất nghiệp ở Anh tăng. Trong một hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi, việc giảm trong sức mua của Mỹ đối với hàng hóa của Anh sẽ phản ánh một sự sụt giảm trong nhu cầu của Mỹ đối với đồng bảng Anh. Sự thay đổi trong nhu cầu có thể làm cho đồng bảng Anh giảm giá so với đồng đô-la (trong một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, đồng bảng Anh sẽ không được phép giảm giá). Sự giảm giá của đồng bảng sẽ làm cho hàng hóa của Anh có vẽ rẻ đối với người tiêu dùng Mỹ, bù trừ lại việc suy giảm có thể có trong mức cầu đối với hàng hóa Anh do mức thu nhập thấp hơn của Mỹ. Cũng giống như trường hợp lạm phát, một sự thay đổi đột ngột trong mức thất nghiệp có vẻ ít tác động đến nước ngoài trong một hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi hơn là trong một hệ thống tỷ giá cố định.

Một phần của tài liệu 163 Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)