PHỤ LỤC 3: LÝ THUYẾT NGANG GIÁ SỨC MUA

Một phần của tài liệu 163 Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam (Trang 75 - 77)

XÂY DỰNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM

PHỤ LỤC 3: LÝ THUYẾT NGANG GIÁ SỨC MUA

Xét về mặt lý thuyết, nếu các yếu tố khác như nhau, khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng tương đối so với lạm phát của một nước khác, mức cầu đồng tiền nước đógiảm do xuất khẩu giảm do giá cao hơn. Ngoài ra, người tiêu dùng và các công ty trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng nhập khẩu. Cả hai lực này tạo áp lực giảm giá đồng tiền của nước có mức lạm phát cao. Tỷ lện lạm phát thường khác nhau giữa các quốc gia, tạo nên các kiểu mậu dịch quốc tế để điều chỉnh thích hợp và ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Một trong những lý thuyết nổi tiếng trong tài chính quốc tế là thuyết ngang giá sức mua, tập trung vào mối liên hệ lạm phát-tỷ giá hối đoái. Có nhiều hình thức khác nhau của lý thuyết này. Theo hình thức tuyệt đối, còn được gọi là “luật một giá” cho rằng giá cả của các sản phẩm giống nhau của hai nước khác nhau sẽ bằng nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung. Nếu có một chênh lệch trong giá cả khi được tính bằng một đồng tiền chung hiện hữu, mức cầu sẽ dịch chuyển để các giá cả này gặp nhau.

Ví dụ: nếu cùng một sản phẩm được Mỹ và Anh sản xuất, và giá ở Anh thấp hơn khi tính bằng một đồng tiền chung, cầu sản phẩm này sẽ tăng ở Anh và giảm đi ở Mỹ. Vì vậy, giá thực tế tính ở mỗi nước hoặc tỷ giá hối đoái có thể điều chỉnh lại hoặc cả hai nhân tố này bị tác động đồng thời. Cả hai lực này sẽ làm cho giá cả của các sản phẩm sẽ giống nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung. Trên thực tế, sự hiện hữu của chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu, và hạn ngạch có thể ngăn cản hình thức ngang giá sức mua tuyệt đối. Nếu chi phí vận chuyển trong ví

dụ này cao, mức cầu đối với sản phẩm có thể không chuyển dịch theo cách nêu trên. Vì vậy chênh lệhc trong giá cả sẽ tiếp tục.

Hình thức tương đối của lý thuyết này là một hình thức khác giải thích cho khả năng bất hoàn hảo của thị trường như chi phí vận chuyển, thuế quan và hạn ngạch. Hình thức này công nhận rằng do các bất hoàn hảo của thị trường, giá cả của những sản phẩm giống nhau không nhất thiết bằng nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung. Tuy nhiên, theo hình thức này, tỷ lệ thay đổi trong giá cả sản phẩm sẽ phần nào giống nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung, miễn là chi phí vận chuyển và các hàng rào mậu dịch không thay đổi.

Giả dụ rằng chỉ số giá cả ở trong nước (Ph) và ở nước ngoài (Pf) bằng nhau. Bây giờ giả dụ rằng theo thời gian, mức lạm phát trong nước là Ih trong khi mức lạm phát nước ngoài là If. Do lạm phát, chỉ số giá hàng hóa tiêu dùng (Ph) trong nước trở thành Ph(1+Ih). Chỉ số giá cả của nước ngoài cũng sẽ thay đổi do lạm phát ở nước đó là Pf(1+If).

Nếu Ih> If và tỷ giá giữa hai đồng tiền của hai nước không đổi, sức mua hàng nước ngoài sẽ lớn hơn sức mua hàng trong nước. Trong trường hợp này, không có ngang giá sức mua. Nếu Ih<If và tỷ giá giữa hai đồng tiền của hai nước không đổi, khi đó sức mua hàng trong nước sẽ lớn hơn sức mua hàng nước ngoài. Trong trường hợp này cũng vậy, không có ngang giá sức mua.

Theo lý thuyết ngang giá sức mua, tỷ giá hối đoái sẽ không giữ nguyên, mà sẽ điều chỉnh để duy trì ngang giá trong sức mua. Nếu lạm phát và tỷ giá của đồng tiền nước ngoài thay đổi, chỉ số giá cả nước ngoài từ góc độ của người tiêu dùng trong nước trở thành Pf(1+If)(1+ef), trong đó ef tiêu biểu cho phần trăm thay đổi giá trị của đồng ngoại tệ.

Theo lý thuyết ngang giá sức mua, phần trăm của thay đổi trong đồng ngoại tệ (ef) sẽ thay đổi để duy trì ngang giá trong chỉ số giá cả mới của cả hai nước. Chúng ta có thể tính ef theo các điều kiện của ngang giá sức mua bằng cách đặt công thức cho chỉ số giá cả mới của nước ngoài bằng với công thức tính chỉ số giá cả mới trong nước như sau:

Pf(1+If)(1+ef) = Ph(1+Ih) Để tính được ef chúng ta có ef = ((11 ))−1 + + f f h h I P I P

Vì Ph =Pf (các chỉ số giá cả ban đầu được giả dụ bằng nhau ở cả hai nước) nên loại trừ lẫn nhau, còn lại:

ef = ((11 )) −1 + + f h I I

Công thức này phản ánh mối liên hệ giữa tỷ lệ lạm phát tương đối và tỷ giá hối đoái theo ngang giá sức mua. Lưu ý rằng nếu Ih>If; ef sẽ dương. Điều này ngụ ý rằng đồng ngoại tệ sẽ tăng giá khi lạm phát trong nước vượt quá lạm phát ở nước ngoài. Ngược lại, nếu Ih<If; ef sẽ âm. Điều này ngụ ý rằng đồng ngoại tệ sẽ giảm giá khi lạm phát ở nước ngoài vượt quá lạm phát trong nước.

Một phần của tài liệu 163 Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)