y Tình hình cán cân thanh toán Mục tiêu của chính sách tiền tệ
2.2 GIAI ĐOẠN ĐIỀU CHỈNH THEO TỶ GIÁ LIÊN NGÂN HÀNG 1 Từ 1993-
2.2.1 Từ 1993-1999
Ngày 20/09/1994 theo quyết định 203/QĐ-NH, Ngân hàng Nhà nước thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thay thế cho hai trung tâm giao dịch ngoại tệ trước đây và chỉ có ngân hàng mới được giao dịch trên thị trường này. Mỗi ngày, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố tỷ giá chính thức gữa ngoại tệ với VND, theo đó tỷ giá mua bán trên thị trường chỉ được dao động trong phạm vi +/- x% so với tỷ giá chính thức. Lúc đầu biên độ này là 0,5%, đến tháng 11/1996 là 1%. Nhưng trong thời gian này tỷ giá đã bị ngũ quên, hầu như là cố định trong suốt thời gian từ năm 1994 đến năm 1996 với tỷ giá là 11.000VND/USD.
Bảng 8: Tỷ giá ngân hàng và thị trường tự do 1993-1996
Quí I Quí II Quí III Quí IV
Năm Ngân Hàng
TT
tự do Ngân Hàng tự do TT Ngân Hàng tự do TT Ngân Hàng tự do TT 1993 10.513 10.543 10.558 10.712 10.675 10.787 10.813 10.883 1994 10.940 10.953 10.981 10.977 10.995 10.989 11.045 11.027 1995 11.044 11.053 11.025 11.050 11.007 11.038 11.970 11.987 1996 10.970 11.007 10.970 11.008 11.000 11.097 11.100 11.230
Nguồn: NHNN, niên giám thống kê
Ta nhận thấy rằng mức chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường chợ đen là rất nhỏ. Thậm chí có khi tỷ giá trên thị trường chính thức còn cao hơn cả thị trường chợ đen như từ quí II đến quí IV trong năm 1994. Do đó, nạn đầu cơ ngoại tệ về cơ bản được cắt giảm và hướng mạnh vào xuất khẩu.
Bảng 9: Xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại 1993-1998
Xuất khẩu Nhập khẩu Tăng trưởng Cán cân thương mại Năm
(triệu USD) (triệu USD) XK (%) NK (%) (triệu USD)
1993 2985,2 3924,0 15,7 54,4 -938,8 1994 4054,3 5825,8 35,8 48,5 -1771,5 1995 5448,9 8155,4 34,4 40,0 -2706,5 1996 7255,9 11143,6 33,2 36,6 -3887,7 1997 9185,0 11592,3 26,6 4,0 -2407,3 1998 9360,3 11499,6 1,9 -0,8 -2139,3 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong khi đó giá USD liên tục tăng giá so với các ngoại tệ khác trên trường quốc tế, chênh lệch lãi suất đồng Việt Nam với ngoại tệ thì rất cao... Tình trạng trên dẫn đến việc nhập siêu với tốc độ ngày càng cao:
1994: nhập siêu là 1.771,5 triệu USD 1995: nhập siêu là 2.706,5 triệu USD
1996: nhập siêu là 3.887,7 triệu USD, chiếm tỷ lệ lên đến 16%GDP, cao gấp rưỡi so với các nước có mức độ nhập siêu cao nhất thế giới; cán cân vãng lai thâm hụt đến mức báo động, năm 1996 là 11,2%/ GDP. Từ đó làm cho nợ nước ngoài gia tăng số lượng lớn, tỷ số nợ trên GDP đã trên mức 50%.
Hiện tượng nhập siêu ồ ạt góp phần làm cho lạm phát cao năm 1995 là 12,70% xuống lạm phát thấp năm 1996 là 4,50% và chuyển dần sang giảm phát rồi thiểu phát như tình trạng tháng 09/1999. Kinh tế phát triển với tỷ lệ cao năm 1994 là 8,80% và năm 1996 GDP tăng 9,37%, nhưng sau đó giảm xuống 8,8% năm 1997 và năm 1998 chỉ còn 5,8% và còn tiếp tục giảm. Nhờ nhập siêu làm cho doanh thu từ thuế nhập khẩu tăng nên tỷ lệ bội chi ngân sách cũng được cải thiện (năm 1993 tỷ lệ bội chi ngân sách/GDP là 4,60% đến năm 1996 là 0,20%).
Nhu cầu về USD tăng tạo sức ép giảm giá lên VND. Do vậy Ngân hàng Nhà nước đã mở rộng biên độ dao động của tỷ giá từ 0,5% trước đây lên 1% và tháng
02/1997 biên độ này là 5%, bên cạnh đó tỷ giá chính thức cũng được nâng dần lên. Nhìn chung từ đầu năm 1997 tỷ giá USD/VND liên tục tăng lên, không còn ổn định như thời gian từ 1993-1996.
Bảng 10: Tỷ giá VND/USD hàng tháng năm 1997
1997 Ngân hàng Thị trường tự do Ngân hàng Thị trường tự do Tháng 1 11.172 11.320 Tháng 7 11.674 11.750 Tháng 2 11.188 11.420 Tháng 8 11.690 11.760 Tháng 3 11.466 11.658 Tháng 9 11.708 11.780 Tháng 4 11.656 11.758 Tháng 10 11.849 13.050 Tháng 5 11.661 11.670 Tháng 11 12.126 12.950 Tháng 6 11.663 11.675 Tháng 12 12.293 13.000
Nguồn: Tổng hợp từ VCB, NHNN và niên giám thống kê (PL1 LQL)
Hình 6: Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường năm 1997
1000010500 10500 11000 11500 12000 12500 13000 13500 VND/USD
Ngày 02.07.1997, ngòi nổ cuœa cuộc khuœng hoaœng tiền tệ châu Á bắt đầu phát ra từ Thái Lan. Là một nước trong khu vực, Việt Nam cũng bị aœnh hươœng về mặt buôn bán, thanh toán và kể caœ về tâm lý.
- Ngày 13.10.1997, Ngân hàng nhà nước công bố quyết định nới rộng biên độ tyœ giá mua bán ngoại tệ lên 10% so với tyœ giá chính thức. Như vậy, việc Ngân hàng Nhà Nước công bố thay đổi biên độ theo hướng mở rộng là biện pháp phá giá gián tiếp vì tác dụng của nó cũng làm cho USD tăng giá, giảm giá nội tệ. Cùng với nhiều giải pháp đã góp phần giảm nhập siêu, năm 1997 nhập siêu là 2,4 tỷ USD, năm 1998 là 2,1 tỷ USD và năm 1999 là 82 triệu USD. Cầu ngoại tệ trên thị trường rất cao nên hầu như việc mua bán ngoại tệ cuœa các ngân hàng thương mại thường xuyên bám sát mức trần cho phép. Mặc dù vậy, giá trên thị trường tự do còn cao hơn nhiều, có lúc lên đến trên 14.000 VND/USD. Đây chính là hậu quaœ cuœa tình trạng găm giữ ngoại tệ do lo ngại về khaœ năng khuœng hoaœng cuœa VND.
- Đứng trước tình hình này, những tháng đầu năm 1998 Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một loạt các biện pháp nhằm ổn định thị trường như: quy chế về giao dịch ngoại hối, các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mới, quy định về trạng thái ngoại tệ, trạng thái tiền đồng đối với các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Đặc biệt là hai lần chuœ động điều chỉnh tyœ giá:
y Lần thứ nhất, ngày 16.02.1998, Ngân hàng Nhà nước quyết định nâng tyœ giá chính thức từ 11.175 VND/USD lên 11.800 VND/USD tức là phá giá 5,3% đưa tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng lên 12.980 VND/USD, làm tyœ giá giao dịch cuœa ngân hàng thương mại xấp xỉ với giá trên thị trường tự do. Điều cần lưu ý là do tỷ giá chính thức được công bố luôn thấp hơn tỷ giá trên thị trường nên cứ mỗi lần thay đổi biên độ là lập tức tỷ giá thị trường tăng lên theo mức tối đa = tỷ giá chính thức + biên độ x%.
y Lần thứ hai, diễn ra vào ngày 07.08.1998, Ngân hàng Nhà nước thay đổi biên độ từ 10% xuống 7% đồng thời công bố tỷ giá chính thức từ 11.816 VND lên 12.998 VND/USD, tức là phá giá VND 9,1%, theo đó tỷ giá thị trường ngân hàng
từ 12.998 VND lên 13.908 VND/USD. Trong thời gian này Ngân hàng Nhà nước thường xuyên thay đổi tỷ giá chính thức, có lúc tăng vài đồng nhưng cũng có lúc giảm vài đồng, nhìn chung là ổn định.
Bảng 11: Tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do năm 1998 Năm 1998 chính thức Tỷ giá Tỷ giá tự do
Tháng 1 12293 13273
Tháng 6 12996 13071
Tháng 12 13895 13992
Bình quân 13273 13498
Nguồn: NHNN 1998â
Việc chuœ động điều chỉnh tăng tyœ giá cuœa Ngân hàng Nhà nước đã làm thu hẹp khoaœng cách giữa tyœ giá trên thị trường tự do và tyœ giá cuœa các ngân hàng thương mại. Vào những tháng cuối năm 1998 tyœ giá cuœa hai thị trường này thường xuyên xấp xỉ nhau.
Bảng12: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và bội chi ngân sách 1993-1998 Năm Tốc độ tăng trưởng (%) Lạm phát (%) so với GDP (%) Bội chi NSNN
1993 8,10 5,20 4,60 1994 8,80 14,40 1,60 1995 9,54 12,70 0,50 1996 9,37 4,50 0,20 1997 8,80 3,60 4,80 1998 5,80 9,20 3,60 Nguồn: Tổng cục thống kê
- Cùng thời gian này, một nghị định quan trọng đã được ban hành đó là Nghị Định 63/1998/ NĐ-CP ngày 17.08.1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối, theo
đó tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam so với các ngoại tệ được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Hằng ngày, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giữa VND với USD trên các phương tiện thông tin đại chúng. Căn cứ vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước quy định biên độ dao động so với tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, để các ngân hàng được phép xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán giữa VND với USD.
Như vậy, đặc trưng cơ bản nhất trong cách thức điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian này là việc sử dụng tỷ giá chính thức và biên độ dao động. Cách làm này đã tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước dễ dàng kiểm soát, điều tiết được thị trường ngoại tệ. Biên độ dao động là một công cụ tỏ ra khá hữu hiệu trong suốt thời gian qua, nhờ vậy mà tỷ giá USD/VND đã đạt đến một sự ổn định tương đối.