Gian nan những chuyến tàu

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường potx (Trang 189 - 191)

II Rừng bị bức tử

Gian nan những chuyến tàu

Toàn tỉnh Bạc Liêu có trên 1000 chiếc tàu đánh bắt thủy sản. Trong đó có trên 300 chiếc có khả năng ra khơi đánh bắt, còn lại chủ yếu sáng đi chiều về. Bắt được con gì bán con đó kiếm sống qua ngày. Huyện Đông Hải là nơi có nhiều phương tiện khai thác thủy

sản nhất tỉnh. Toàn huyện có 461 phương tiện đánh bắt thủy sản với tổng công suất trên 64.000 CV.

Trong đó 214 chiếc có khả năng đánh bắt tầm xa (từ 90 CV trở lên). Có quá nửa đội tàu đánh bắt tầm xa của huyện neo đậu không dám ra khơi nữa. Tác động của giá xăng dầu làm cho phương tiện khai thác thủy sản của huyện gần như bị tê liệt. Anh Nguyễn Quang Tuyên, cán bộ phụ trách đánh bắt thủy sản Phòng Thủy sản – Nông nghiệp của huyện cho biết: “Giá dầu hiện nay đã tăng lên so với trước đây 5.000 đồng/lít, hiện các cây xăng tại đây bán 11.500 – 11.650 đồng/lít.

Mỗi chiếc ra khơi từ 5.000 – 6.500 lít dầu, vì vậy chi phí đầu vào tăng thêm trung bình 20 – 30 triệu đồng trong khi đó giá tôm, cá không tăng đã làm nản lòng người đi biển”. Nhìn những đội tàu neo đậu san sát nhau tại Khu vực 4, Khu vực 1 như đi trú bão mới thấy hết khó khăn của ngành kinh tế này của huyện.

Anh Nguyễn Minh Đức, chủ tàu đánh bắt tầm xa BL 3259 TS vừa cập bến bán ca cho một vựa tại Khu vực 3 cho biết: “Tôi ra khơi 12 ngày đêm, cho phí hết tất cả 22 triệu đồng chưa kể tiền bán ghe nhưng bán được chỉ hơn 23 triệu đồng. Về chuyến này chắc tôi không ra khơi nữa”.

Ông Nguyễn Văn Tâm, một ngư phủ tại

Gành Hào nói với tôi: “Bây giờ chẳng ai dám ra khơi đâu. Họ đợi có thông tin có cá, tôm mới dám ra khơi vì đi mà không đón luồng được thì lỗ tiền dầu như chơi”. Ngành đánh bắt thủy sản khó khăn, kéo theo 2.000 người tại khu vực thị trấn có nguy cơ không việc làm. Thế mới biết biển đâu chỉ nuôi sống những người trực tiếp khai thác mà tác động mạnh đến những người làm dịch vụ và lao động trên bờ. Thật ra ngư trường Bạc Liêu không đến nỗi phải thất bát, cạn kiệt nguồn tôm cá. Những đội tàu từ Bình Thuận, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau đến đây khai thác và họ sống được trên ngư trường Bạc Liêu. Còn những ngư phủ Bạc Liêu gần như quá tin vào sự hào phóng của biển mà chậm đổi mới phương thức đánh bắt nên lúc nào cũng thua thiệt.

Nay giá xăng, dầu tăng cao đã làm cho họ lao đao vì biển. Người ta đổ cho những phương tiện đánh bắt gần bờ, những chiếc ghe cào gần bờ theo cách “tận diệt”. Nguyên nhân ấy chưa phải là tất cả, bởi biển có hào phóng cỡ nào cũng khó có thể đáp ứng nhu cầu của con người ngày càng tăng và dĩ nhiên phương tiện đánh bắt cũng tăng lên.

Ông Nguyễn Tấn Khương, Trưởng Phòng

cho biết: “Chúng tôi đã đầu tư vốn cho 6 chiếc tàu đánh bắt xa bờ chuyển đổi từ cào cá sang cào tôm nhưng hiện nay chỉ có một chiếc trả được nợ còn lại xem ra khó có khả năng trả được nợ”.

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường potx (Trang 189 - 191)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)