Muốn thoát “chết” nhưng không có cơ hộ

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường potx (Trang 30 - 31)

không có cơ hội

Bà Lê Thị Thắng- Chi hội trưởng chi hội phụ nữ phố Hồng Hà, phường Bến Gót chua chát nói: “Với đồng lương công nhân còm cõi, dành dụm tích cóp bao nhiêu năm nay vợ chồng tôi mới có được cơ ngơi này. Những năm trước thì không có tiền mua đất nơi khác làm nhà, đành chấp nhận sống chung với ô nhiễm ở đây. Nay thì không chịu nổi, gia đình rao bán với giá rẻ mạt căn nhà này nhưng có ai thèm mua đâu. Thực tình, ai dại gì mà đến đây xin cái chết đã được dự báo trước”. Là Tổ trưởng tổ dân phố 22, phố Hồng Hà I, phường Bến Gót, ông Hoàng Trung Dung đã thừa nhận sự bất lực của mình trong “cuộc chiến” chống lại ô nhiễm môi

trường nơi đây. Ông Dung và các hộ dân

sống trên địa bàn này có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lá đơn kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng, nếu gom lại có lẽ phải lên đến 5-7 kg giấy rồi. Bất cứ cuộc họp nào, hay có cơ hội nào tiếp xúc với cán bộ phường, thành phố, cán bộ tỉnh ông cũng đưa vấn đề ô nhiễm môi trường ra chất vấn, kiến nghị. Khi đó, đại biểu nào cũng chú ý lắng nghe... “như thật”, cũng gật đầu và hứa. Nhưng khổ nỗi, “lời nói gió bay”, sau cuộc họp, sau khi người kiến nghị rát cổ giãi bày, đại biểu cấp trên đã ghi nhận thấu tận “tim, gan”, nhưng rốt cuộc lại “đóng dấu đẩy”. Cuộc sống của người dân nơi đây vẫn “tối tăm”, bi đát như trước. Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì là một ví dụ tiêu biểu về sự xuống cấp của các dây chuyền sản xuất. Đồng nghĩa với nó là sự ô nhiễm môi trường của xí nghiệp này sẽ cao hơn trước khi trang thiết bị cũ kỹ, điều kiện xử lý tiếng ồn, bụi, nước thải kém hơn xưa. Hiện nay, tình trạng nhà máy đang trong giai đoạn sản xuất cầm chừng, “thoi thóp” để chờ cổ phần hoá. “Có thực mới vực được đạo”, “không lo được cái ăn, thì lấy tiền đâu ra tiền mà lo chống ô nhiễm” - đó là những câu nói được ông Thanh nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong khi nói chuyện với chúng tôi. Dẫu ông Thanh không nói thẳng ra là vấn đề xử lý chất thải của xí nghiệp đã “buông xuôi” thì ai cũng hiểu, trong tình cảnh đời sống của xí nghiệp “ngấp ngoải” như vậy thì hơi đâu mà quan tâm đến những việc làm “xa xỉ”, “vứt tiền đi” như thế.

Con mương nước thải của nhà máy bia Viger - một trong rất nhiều con mương gieo “mầm chết” cho cư dân thành phố Việt Trì. (Ảnh: Vũ Văn Tiến)

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường potx (Trang 30 - 31)