III Lời cảnh báo
Nước nhỏ mong làm thuỷ điện nhỏ
điện nhỏ
Như vậy, để có thêm hai nhà máy thuỷ điện nhỏ, người dân ở huyện Hương Sơn nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung có thể mất 10.000 ha rừng nguyên sinh và chịu thêm nhiều cảnh sạt lở lũ quét trong khi môi trường ở tỉnh có nhiều biến động không thuận lợi. “Xu hướng lũ mấy năm nay có khác, dịch
dần vào phía nam.” - Ông Trần Quang
Trung, Phó ban Tuyên giáo tỉnh Hà Tĩnh, thừa nhận – “Trước kia, tỉnh chịu ảnh hưởng bão số 6, 7, 8 nhưng giờ bão số 2, 5 cũng vào”. Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, riêng thiệt hại lũ lụt do bão số 2 tháng 10.2007 đạt xấp xỉ 700 tỷ đồng, vượt khoản thu ngân sách của tỉnh năm 2006 (520 tỷ).
Ông Nguyễn Minh Đăng, Phó chủ tịch
UBND huyện Hương Sơn, cho biết: “Các cơn bão có xu hướng dịch chuyển sớm hơn. Cách đây 3, 4 năm, bão thường xuất hiện từ 15/09 đến 20/09, đến thời điểm này, bão đến trước 1 tháng (từ 20/08) và nhiều hơn.”
Công trình thủy điện Sông Tranh 2 thuộc tỉnh Quảng Nam.
Mực nước ngầm ở khu vực Sơn Kim có dấu hiệu suy giảm. Điều này chưa từng xảy ra
trong hàng chục năm qua. Ông Phượng cho
biết, năm 2006, giếng của hầu hết các hộ gia
đình trong xã đều cạn. Riêng giếng của gia
đình ông cũng phải đào thêm một mét. Sự thay đổi mực nước còn diễn ra ở sông Nậm Sốt, nguồn nước chính của thủy
điện Hương Sơn. Ông Việt, người đã hơn
50 năm gắn bó với những con sông, suối của huyện, cho biết: “Tôi còn nhớ cách đây năm năm, cứ sáng mưa nước sông đục nhưng đến chiều lại trong. Vậy mà giờ nước đục quanh năm. Năm trước, tôi phải xắn quần lội qua sông Nậm Sốt. Song cùng thời điểm năm nay, nước nhỏ đến nỗi tôi cứ việc bước qua. Tôi muốn hỏi vì sao lúc đầu, nguồn nước ở thủy điện Hương Sơn lớn gấp đôi nguồn nước ở khu
vực Rào Àn, nhưng bây giờ, so ra chỉ bằng
một nửa? “
Vậy một câu hỏi đặt ra: Nếu xây thêm hai nhà máy thuỷ điện nhỏ với nguy cơ mất rừng và chịu thêm lũ thì đổi lại người dân nơi đây được gì? Theo dự án đầu tư công
trình thuỷ điện Rào Àn 2 (hay Giao An 2 -
tên trong dự án - PV) do Trung tâm tư vấn và triển khai công nghệ năng lượng (thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) lập, các xã của huyện Hương Sơn có điện (từ hệ thống truyền tải lưới điện 110kV quốc gia) nhưng sự cố và hạn chế công suất ở giờ cao điểm thường xảy ra…
Thuỷ điện Rào Àn 2 có nhiệm vụ chủ yếu
phát điện lên lưới điện quốc gia với công
suất lắp máy là 11,4MW.
Theo Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản và thuỷ điện Thăng Long - chủ đầu tư, quản lý trực tiếp dự án đầu tư công trình
thuỷ điện Rào Àn 1 (hay Giao An 1 - tên
trong dự án - PV), công trình có nhiệm vụ chủ yếu phát điện lên lưới điện quốc gia
với công suất lắp máy là 16MW.
Lượng điện của hai nhà máy trên cùng với nhà máy thuỷ điện Hương Sơn có
công suất 33MW dự kiến sẽ hạn chế tình
trạng hạn chế công suất điện ở những giờ
cao điểm. Tuy nhiên, theo CHESH, “về
hiệu quả khai thác sử dụng công trình, theo tính toán trong các báo cáo nghiên cứu đầu tư thì hiệu quả điện năng không cao (công suất đảm bảo/công suất lắp
máy của Rào Àn 1 là 13,68%, Rào Àn 2 là
21,15% trong khi mức trung bình thường
> 25%)”. CHESH khẳng định: “Trên thực
tế về mùa khô việc cung cấp đủ nước cho phát điện là rất khó, vì các dòng suối sẽ cạn nước do công trình nằm ngay đầu nguồn”. Bên cạnh đó, nếu nhà đầu tư dự định lấy nước từ các nhánh suối khác để tăng công suất phát điện thì “dẫn đến nguy cơ cạn kiệt và suy giảm nguồn nước không phù hợp với luật bảo vệ môi trường nước.” Nếu tiếp tục hai dự án thủy điện, nguy cơ thiếu nước có thể thành hiện thực.
Ông Trần Tuấn Khanh, chủ tịch HĐND
huyện Hương Sơn cho biết: “Hà Tĩnh chưa phải thiếu điện nghiêm trọng đến mức phải phá rừng nguyên sinh đầu nguồn. Nếu thiếu điện, chúng ta có thể khắc phục được nhưng nếu thiếu nước, con người sẽ chết.”
Hơn 2.000 hộ dân phải di dời nhường đất cho các công trình thủy điện ở