Phát triển bền vững?

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường potx (Trang 66 - 68)

II bài toán an cư

Phát triển bền vững?

Quảng Nam được đánh giá là địa phương có tiềm năng to lớn

để phát triển thủy điện. Riêng

trên hệ thống sông Tranh dự kiến sẽ có 5 thủy điện theo kiểu bậc thang triển khai xây dựng. Kèm theo đó, sẽ có nhiều diện tích đất rừng tự nhiên bị ảnh hưởng, số hộ dân phải di dời nhường đất cho thủy điện sẽ lớn hơn con số đã thực hiện rất nhiều lần… Những tác động về thiên nhiên con người trên vùng đất Tây Quảng Nam vì thế sẽ phức tạp hơn gấp bội. Quan điểm của cơ quan chức năng là mất bao nhiêu rừng thì trồng lại bấy nhiêu, nhưng không ít câu hỏi nghi ngờ đã được đặt ra: Ai trồng? Trồng cây gì? Thời gian bao lâu?. Trước mắt nếu không có những đánh giá nghiêm túc, đầy đủ, khoa học về những tác động của việc triển khai xây dựng công trình thủy điện tại Quảng Nam, nhiều người e rằng, những hậu quả để lại sẽ rất nghiêm trọng.

Trở lại câu chuyện về sinh kế lâu dài cho người dân tái định cư, theo nhiều ý kiến, thực ra đây mới chỉ là vấn đề “phần nổi”. Một “phần chìm” khác rất quan trọng nhưng đang “đổ vỡ” âm ỉ. Đó là sự cố kết cộng đồng; những phong tục tập quán, tâm linh, thói quen sinh hoạt; quan niệm về cuộc sống của mỗi tộc người… Từ những “đổ vỡ” này đã kéo theo nhiều hệ lụy cho những con người lâu nay chỉ biết đến cái

nương, cái rẫy. Hiện tại, cuộc sống của hàng nghìn con người ở các khu tái định cư thủy điện Quảng Nam chỉ biết trông chờ vào nguồn hỗ trợ của nhà nước. Các hoạt động kinh tế dường như đã “ngưng đọng” ở đây. Kèm theo đó, đời sống tư tưởng, tinh thần của bà con cũng nặng nề hơn. Chị Brui Điêng (26 tuổi, thôn A Đềng, khu tái định cư PachePalanh, huyện Đông Giang) cho biết: “Thanh niên không có việc cứ nhậu suốt. Đụng một tý là kêu Nhà nước. Cầu thang, hiên của một số ngôi nhà đã hư hỏng không biết sửa lại. Mấy hôm trước có con nít té gãy tay”.

Bao trùm lên toàn bộ các khu tái định cư thủy điện Quảng Nam là sự “đè nặng” của tư tưởng ỷ lại. Dường như các cư dân đang sống chung với nỗi bực dọc từ chính họ. Khó thấy có một điển hình nào đó bứt

phá đi lên giữa khó khăn. Bởi ngay trên thực tế, một công việc đơn giản như cách học chọn lựa giống cây trồng, bà con cũng dửng dưng, xa lạ.

Thật khó tưởng tượng, có những hộ dân với định suất hỗ trợ tới 500 triệu đồng sau khi tái định cư do thủy điện lại điêu đứng với cuộc sống mới. Có thể ghi nhận những nỗ lực của địa phương và các ngành chức năng trong việc hỗ trợ, hướng dẫn sản xuất nhằm tạo ra sự phát triển bền vững cho những “cuộc sống mới”. Song, một thực tế đang là trở lực cho “bài toán an cư” của dân tái định cư, đó là những “đổ vỡ” ngoài dự tính trong tâm tưởng của người dân. Vì vậy, lâu nay một phần việc rất quan trọng và được các địa phương duy trì thường xuyên, đó là kêu gọi hỗ trợ và… vận động. Những biện pháp mềm dẻo như trên ít nhiều đã có tác dụng. Nhưng điều đang được nhiều người kỳ vọng là hàng nghìn người dân tái định cư tự “đứng vững” với cuộc sống mới để an cư.

Trăn trở - bức ảnh chụp một em bé người dân tộc Giẻ Triêng lang thang một mình trong không gian khu TĐC chật hẹp. (Khu TĐC Nước Lang, xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam)

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường potx (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)