Vi phạm không thể chối cã

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường potx (Trang 31 - 32)

Mới đây, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai thực hiện một số việc để khắc phục ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Công an và UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường đối với 16 cơ sở và chủ đầu tư các khu công nghiệp. Kết quả kiểm tra đã gây “sốc” khi có đến 14/16 có hệ thống xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn Việt Nam cho phép từ 10 lần trở lên, vi phạm các quy định về quản lý chất thải rắn; 15/16 cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại. Hàng loạt các các cơ sở xả khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép hoặc gây ô nhiễm không khi môi trường xung quanh. Tiêu biểu cho những cơ sở có “thành tích” gây ô nhiễm như trên phải kể đến: Công ty Giấy Việt Trì, Xí nghiệp ván dăm nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì, Công ty Dệt Vĩnh Phú...

Như vậy, qua những gì phản ánh của người dân cùng với kết luận mới đây của Bộ tài nguyên và Môi trường có thể khẳng định rằng: Tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ do các nhà máy, xí nghiệp gây ra là đặc biệt nghiêm trọng. Theo cảnh báo của một số chuyên gia về y tế, môi trường thì Phú Thọ sẽ không chỉ có một “làng ung thư “ như ở Thanh Ba, mà sẽ có nhiều “làng ung thư”, nhiều “phường ung thư” mới xuất hiện nữa. Chẳng nói đâu xa, phường Bến Gót, TP. Việt Trì dẫu chưa ai “phong” cho phường này cái tên nghe lạnh cả người ấy, nhưng thực tế mấy năm gần đây người chết về bệnh ung thư đã quá nhiều khiến họ cũng không còn “ngại” để nhận “tên phường mới”! TP. Việt Trì hiện có gần 250 nghìn người, là một trong những thành phố công nghiệp đầu tiên của đất nước thành lập từ năm 1962. Trong định hướng phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, TP. Việt Trì được xác định là một trong 11 trung tâm vùng của cả nước, là thành phố lễ hội về với cội nguồn của dân tộc.

Biết mình đang sống trong môi trường bị ô nhiễm, độc hại mà không tự giải thoát cho mình được- đó là một điều bất hạnh, là nỗi đau xót của người dân ở một số điểm bị ô nhiễm nặng trên địa bàn TP. Việt Trì. Biết dân cư của địa phương mình kiến nghị, kêu cứu mà không giúp lại gì cho họ đươc- đó là một sự thất vọng, bất lực của những cán bộ cấp phường, xã nơi đây. Còn các nhà máy, xí nghiệp đang gây ô nhiễm có lẽ họ đã vô cảm với nỗi khổ của người dân.

Việt Trì:

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường potx (Trang 31 - 32)