bờ vực bị xóa sổ. Đoàn liên ngành gồm công an, bộ đội, kiểm lâm…, trực tiếp Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức, ông Trần Đình Quang “điều binh khiển tướng” vừa đi ròng rã suốt 3 ngày đêm, đã bắt quả tang hàng chục vụ phá rừng, trục xuất 41 người ra khỏi địa bàn huyện, tháo rỡ 23 căn nhà, thu hàng chục xe máy và cưa xăng, triệt phá cả nhiều héc-ta nương rẫy vô lối của người di cư tự do vi phạm lâm luật.
Có một sự thật mà tất cả các thành viên trong đoàn kiểm tra thêm một lần thở dài thượt thượt để nói ra, đó là câu chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi”, câu chuyện cứ tồn tại như cỗ máy chém giết chết lá phối xanh của Tây Nguyên từ khá lâu nay: đó là sự bất lực trước cảnh rừng bị giết bởi những người di dân tự do. Sự nửa vời. Sự nhân nhượng của chúng ta đôi khi đã làm cho những kẻ coi thường luật pháp họ lấn tới. Kèm theo đó là thái độ chây lỳ, thậm chí chống đối ra mặt của những người di dân tự do.
Đoàn kiểm tra đi rồi đoàn kiểm tra lại ra về, kể cả kiểm lâm và cán bộ lâm trường, cũng chẳng có ai sống với rừng được 24/24 tiếng mỗi ngày. Nhà tạm bị phá, rất nhiều người bị trục xuất ra khỏi rừng, nhưng rồi họ lại vào rừng, lại phá rừng và dựng nhà, dựng một cuộc sống dựa trên những cái “lý” mà sờ đâu cũng thấy sai của họ!
Có người di dân tự do, thấy đoàn kiểm tra đến, họ trưng ra cả cuốn sổ ghi nhật
ký ghi tên, thời gian, công việc, kiến nghị của các đoàn đến kiểm tra, xử lý trước đó như thách thức. Cam kết quá nhiều, kiểm tra quá nhiều, song sự việc vẫn đâu đóng đấy. Cam kết, xử lý rồi bỏ đó thì chẳng có gì là khó hiểu khi mà chủ nhân của “cuốn sổ phá rừng” vẫn ở trong rừng và vẫn phá rừng đều đặn.
Cái tâm lý “chơi bài cùn” của người di dân tự do là quá rõ rệt: họ tin rằng, cứ bám trụ, rồi sẽ được chăm bẵm, cơ quan chức năng dần dà sẽ “xuống tay”, sẽ cấp sổ đỏ cho đất ở, đất canh tác mà họ vừa giết rừng “cướp” được. “Thế thì tội gì mà không… phá rừng, người ta phá được thì tôi cũng phá được!” – trả lời nhà báo, một người di dân tự do nói “toạc móng heo”, cho cả đoàn cán bộ liên ngành nghe… thả phanh.
Các cuộc phỏng vấn chính thức và trực tiếp của chúng tôi với Chi Cục kiểm lâm, Ban Dân tộc tỉnh, Chi Cục Hợp tác xã và phát triển nông thôn của tỉnh Đắc Nông đều thu nhận được những con số, những nhận định xót xa về thực trạng rừng bị xóa sổ sau bước chân của người di dân tự do. Có gần 14.000 người di dân tự do đang “oanh tạc”, phá rừng thảm khốc ở cả tỉnh Đắc Nông. Trùm lên những con số, là tình trạng địa phương lao đao, bất lực, đành ngồi chờ đợi chủ trương của… cấp trên; là thủ đoạn phá rừng bán trao tay đất rừng, là nếp nghĩ “rừng nhiều thế, người ta phá được, tội gì mình không phá” của những kẻ coi thường luật pháp.
Sự thực trên không phải do chúng tôi tự nghĩ ra hoặc tự đúc kết. Nó là nhận định của cơ quan chức năng, là thực tế đã được chứng minh thuyết phục bằng sự biến mất đau đớn của rất rất nhiều cánh rừng. Mất gần 100km từ thị xã Gia Nghĩa, tỉnh lỵ Đắc Nông để vào được đến xã Đắc
Rmăng của huyện Đắc Glong. Dọc đường,
đường đất bazan đỏ đến mức, bụi đến mức, khi trở về, toàn thân, xe cộ của chúng tôi vàng ruộm, đỏ quạch. Con đường khổ ải đã
biến Đắc Rmăng trở thành một ốc đảo lam
lũ, ốc đảo của những câu chuyện kiểu “săn bắn lái lượm” do người di cư tự do “di thực” từ nơi xa xôi đến.
Nhiều khi rừng bị đốn ngã, bị đốt cháy, thân gỗ to cả vòng tay người ôm; cả những thung lũng bất tận đen thui sau khi tre nứa
bị thiêu rụi, vừa mới bị thiêu rụi. Tất cả phơi ra trước mắt người đi đường, xin thưa là cái đường đó dẫn người ta đi từ tỉnh về huyện, là đường cho ô tô ca, ô tô tải đi hẳn hoi, chứ không phải “độc đạo” hay “sơn lộ” hoang vu với lục lâm thảo khấu như người ta hình dung. Vậy là rừng bị tàn sát công khai. Người ta hoặc là làm ngơ, hoặc là bất lực trước sự tháo lui của những cánh rừng tội nghiệp.
Tôi đi với cán bộ xã, thấy rừng cháy mịt mù, khói đen kịt cuồn cuộn lên mây xanh, cũng không ai giật mình, càng không ai kêu cứu hay tố cáo lên với ai điều đó. Làm cái gì cũng phải có “chiến dịch” chứ, rừng cháy thì chắc gì đã ảnh hưởng đến… hòa bình thế giới. Một cán bộ địa phương thở dài: chỉ cách đây một năm thôi, ven đường