Quản lý rừng theo cách nào?

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường potx (Trang 162 - 164)

III Quy hoạch, quản lý rừn g những dự báo buồn

Quản lý rừng theo cách nào?

Theo lộ trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đến năm 2010 tất cả các doanh nghiệp nhà nước sẽ được cổ phần hóa. Doanh nghiệp lâm nghiệp cũng không ngoại lệ. Để chuẩn bị cho bước “chuyển mình” này, Cà Mau đã tách ghép hàng loạt Lâm ngư trường trở thành Cty lâm nghiệp hoạt động theo luật

đốc Sở NN&PTNT Cà Mau cho biết: “Theo lộ trình, ngoài các khu bảo tồn quốc gia, vườn quốc gia Cà Mau sẽ còn lại hai công ty lâm nghiệp chính. Đó là Cty lâm

nghiệp Ngọc Hiển (đại diện cho RNM)

và Cty Lâm nghiệp U Minh (đại diện cho rừng ngập lợ). Hai Cty này hoạt động theo luật doanh nghiệp và sẽ được cổ phần hóa

sau năm 2010”. Ông Dũng lý giải: hiện nay

giá trị cây tràm, cây đước rất thấp, nên khi thành lập Cty sẽ phải tính toán đến đầu ra cho sản phẩm cây tràm, cây đước. Được biết, cho đến nay Cà Mau đã có đến 5 dự án thu mua nguyên liệu cây tràm, cây đước để sản xuất, chế biến gỗ, làm giấy… Đã là doanh nghiệp thì kinh doanh theo luật doanh nghiệp. Đó là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, hiện tài sản “đất rừng” tại Cà Mau hầu hết là của người dân quản lý, nhiều người đã được cấp sổ chủ quyền hợp pháp. Chính vì vậy họ góp vốn với Cty theo cách nào cho đến bây giờ địa

phương này cũng chưa biét cụ thể. Ông

Lê Hoàng Vũ, Giám đốc Cty Lâm nghiệp 184, huyện Ngọc Hiển đang quản lý 6.400 ha đất lâm phần nhưng có đến 6.200 ha là đất của người dân, tỏ ra lo lắng: “ Về danh nghĩa, chúng tôi quản lý rừng, nhưng quản lý về mặt nhà nước, nay trở thành Cty thì khó mà quản lý được. Đất là của dân, nếu có phá rừng, chúng tôi cũng chỉ báo cáo

với UBND xã, kiểm lâm chớ không thể xử lý được”. Theo ông Vũ, cần phải có lộ trình trong việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp lâm nghiệp, bởi khi người nông dân trở thanh công nhân của Cty nhưng tất cả từ tập quán sản xuất, cách nghỉ, cách làm, cách ứng xử đều còn nguyên nông dân sẽ rất khó khăn.

RNM ven biển vẫn còn đó, rừng sản

xuất đang thu hẹp, các tỉnh có rừng đang ra sức kêu gọi các nhà đầu tư khai thác chế biến gỗ. trong khi người dân sống dưới tán rừng (kể cả đước và tràm) đều khó khăn. Chưa ai dự đoán được điều gì khi những người nông dân trở thành công nhân của Cty cổ phần lâm nghiệp. Nhưng có một điều chắc chắn là diện tích rừng đang vơi dần theo năm tháng. Một giải pháp cho rừng ngập mặn phát triển ngay bây giờ vẫn chưa muộn.

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường potx (Trang 162 - 164)