Cơn cuồng nộ của “Bố già Thiên nhiên” đã cướp đi nhiều sinh mạng, gây thiệt hại ghê gớm và để lại nỗi kinh hoàng cho nhân dân. Tôi đã tận mắt chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của lũ quét tháng 09/2002. Nhiều người dân Hương Sơn vẫn thất
kinh khi nhắc đến cơn lũ lịch sử này. Ông
Việt, chủ tịch xã Sơn Kim nói về lũ quét
Gỗ được tận thu từ lòng hồ thuỷ điện Hương Sơn.
Đường lên thuỷ điện Hương Sơn, làm xong đến đâu, sạt đến đó
2002: “Rất là gớm! Nỗi đau vượt quá sức
chịu đựng của người dân Sơn Kim!” Hồi đó Sơn Kim chưa tách làm 2 xã như bây giờ. Tôi gặp ông Việt với vẻ mặt bơ phờ, áo quần sũng nước sau khi lũ đã rút. Lũ cuốn phăng nhiều ngôi nhà ở đội 9 Nước Sốt, làng Tròn, Kim An; cuốn trôi mồ mả, chỉ để lại bùn đất và sỏi đá ngoài đường, trong nhà. Cây rừng lao vun vút như mũi tên trên dòng nước đục ngầu sôi sùng sục. Nước đổ như thác, núi lở ầm ầm. Phố Châu, Sơn Bằng la liệt những cây cổ thụ bị lũ cuốn cả cành lẫn gốc rễ từ rừng về! Quốc lộ 8A từ ngã ba Bãi Vọt (thị xã Hồng Lĩnh) lên cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo sang Lào, năm 1999 được tặng danh hiệu “Con đường đẹp nhất Việt Nam” bị băm nát nhiều đoạn, bùn dày cả thước. Phía trên cầu Nước Sốt cả quả núi đổ sập vùi lấp vĩnh viễn 5 người, đến nay vẫn không tìm được xác! Nhiều cây cầu bị lũ vặt trụi lan can. Tất cả người dân Hương Sơn, Hương Khê, Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh và Vũ Quang vẫn in đậm dấu ấn kinh hoàng về cơn lũ quét lịch sử này: 77 người chết, hàng trăm người bị thương, 70694 ngôi nhà bị sập, cuốn trôi hoặc hư hỏng nặng. Đê hữu sông Lam bị vỡ 2 đoạn dài 20m, sâu 3m. Hơn 700 tỷ đồng thiệt hại! Thiệt hại về lâu dài thì khó mà ước tính. Như cát và sỏi đá phủ kín dày cả thước hơn 100ha đất canh tác màu mỡ nhất của cánh đồng Khe Sú. Cánh đồng này là “ vựa thóc” của Sơn Kim, nguồn sống chủ yếu của 1.115 hộ, 4.700 nhân khẩu trong toàn xã. Nay hơn 100 ha đất này vẫn là sa mạc! Toàn xã đất canh tác còn 70ha, trong đó 20ha chỉ xản
xuất được một vụ, vì thiếu nước. Ông Việt
than thở: “Hiện nay mỗi người dân Sơn
Kim 1 chỉ có 100m2 đất nông nghiệp, dân thiếu đất sản xuất trầm trọng, không biết mần chi mà ăn!”. Hồi đó Sơn Kim chết 6 người, thiệt hại hơn 4 tỷ đồng, 40 ngôi nhà bị trôi theo dòng nước lũ! Lở đất buộc 39 hộ ở thôn Kim An phải di dời.
Bão số 2 hồi tháng 08/2007 gây lũ lụt và thiệt hại lớn cho Hương Khê, cả Hà Tĩnh thiệt hại khoảng 700 tỷ. Tiếp theo là bão số 5 thiệt hại khoảng 350 tỷ đồng trong khi tổng thu ngân sách của Hà Tĩnh khoảng 500 tỷ đồng/năm. Hạn hán, lũ lụt ngày càng gia tăng và tàn khốc hơn. Bức tranh về thiên tai ngày càng ảm đạm. TĐ Hố Hô đang dang dở, nước lũ cuốn phăng cả đoạn đường dài phía dưới đập, cuốn trôi mất tích một cỗ máy ủi! Nó còn mở một dòng chảy mới ngay phía dưới đập nước. Hương Khê chìm trong biển nước, trụ sở UBND huyện ngập đến mặt bàn. Chỉ mới cách đó ít ngày đồng ruộng còn khát, những đồi chè khô cháy!
Công trình thủy điện Hương Sơn nhiều năm trôi qua vẫn còn dang dở.