Việc xây dựng hàng loạt công trình thuỷ điệ nở vùng Tây Quảng Nam không chỉ phát sinh bất cập trong công tác tái định cư (TĐC), ảnh hưởng đến sinh kế người dân

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường potx (Trang 68 - 71)

II bài toán an cư

Việc xây dựng hàng loạt công trình thuỷ điệ nở vùng Tây Quảng Nam không chỉ phát sinh bất cập trong công tác tái định cư (TĐC), ảnh hưởng đến sinh kế người dân

sinh bất cập trong công tác tái định cư (TĐC), ảnh hưởng đến sinh kế người dân trong vùng bị giải tỏa, mà ít nhiều còn phá vỡ bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đó là hệ lụy đã được cảnh báo từ lâu. Làm gì để giữ gìn những giá trị văn hoá tinh thần vùng cao không bị mai một là câu hỏi khó đặt ra vào lúc này.

Nhà TĐC mới thiếu những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi nhà sàn quen thuộc bao đời với đồng bào các dân tộc.

giáo dục, tiếp cận với thế giới bên ngoài. Đó là chưa nói đến chính sách hỗ trợ lương thực cho người dân TĐC trong thời gian ổn định cuộc sống ban đầu.

Tuy nhiên, những hạ tầng kiến trúc bài bản đó đã vô tình (hoặc cố ý) gây xáo trộn đời sống văn hoá, tập quán sinh hoạt, tâm linh của đồng bào các dân tộc Cơ Tu, Ca Dong, Dẻ Chiêng … bởi ngôi nhà sàn nguyên thuỷ của họ bao giờ cũng có một bếp lửa đặt ở giữa. Mọi sinh hoạt, ăn uống của gia đình đều xoay quanh bếp lửa. Bởi, với họ, ánh lửalà hiện thân của sự sum vầy, giúp xua đuổi tà ma. Bếp lửa là “linh hồn” không thể thiếu trong căn nhà sàn của đồng bào. Trong các lễ mừng lúa mới, lễ đâm trâu… bên ánh lửa bập bùng, dân làng ngất ngây trong những chén rượu và điệu za zá tung tung.

Tại khu TĐC PachePlanh, mặc dù vẫn được xây dựng theo kiểu nhà sàn, nhưng do nhà được xây hoàn toàn bằng bê tông, cốt thép, mái nhà lợp tôn, ngói nên không thiết kế đặt bếp lửa ở giữa nhà được. Nhà xây xong, buôn làng vẫn về nhưng thực tế, đó chỉ là nơi chứa bồ thóc, vật dụng gia đình và chỉ có một số hộ dân dùng để ngủ, chứ không phải chỗ sinh hoạt, sum vầy trong gia đình như xưa.

Tương tự, tại TĐC thôn 2, xã Trà Đốc (huyện Bắc Trà My), nhà xây mới, nhưng dân vẫn không “mặn mà” lắm. Bởi vậy, mới phát sinh chuyện, đồng bào dựng tiếp một nhà sàn khác kề nhà TĐC mới. Chị Hồ Thị Xuân - một người dân ở đây

cho biết : “Nhà mình có 4 khẩu, hơn 5 tháng ni, cả nhà vẫn chưa ưng cái bụng lắm khi vào ở nhà mới, vì nó không có bếp lửa”. Nhà chị Xuân được xây dựng gần 100 triệu đồng, hoàn thành hơn 5 tháng nay, nhưng vợ chồng chị và các con suốt ngày vẫn luẩn quẩn trong căn nhà sàn thấp lè tè, chật hẹp nằm gá cạnh ngôi nhà mới. Theo lời chị, gia đình không thích sinh hoạt ở nhà mới, đơn giản vì : thiếu bếp lửa!

Nhà Gươl mới cũng được đầu tư, các giá trị văn hoá vật thể (chén rượu, thổ cẩm, các loại kèn, sáo, nhạc cụ khác…) vẫn còn bảo tồn, song, ngày một nghèo nàn, thậm chí có nhiều khả năng biến mất.

Bà Bríu Rưa (65 tuổi), sống ở làng TĐC

PachePlanh 3 năm nay trầm ngâm nói với chúng tôi, hát lý Cơ Tu muốn hay, đúng nhịp điệu, bắt buộc người hát phải am hiểu tận tường tiếng Cơ Tu, đồng thời phải có nhiều bộ phận khác hỗ trợ như cồng chiêng, trống đánh … ở giữa núi rừng trùng điệp mới thích chứ không phải đứng bên cạnh những ngôi nhà bê tông khô cứng san sát nhau. Bà trăn trở, giờ tìm người hát lý Cơ Tu đích thực khó lắm, phải lặn lộn về các bản làng khác mời họ về biểu diễn.

Trong những ngày về các khu TĐC thuỷ điện, chúng tôi ngạc nhiên khi tìm “đỏ cả mắt” vẫn không ra người hát lý Cơ Tu thành thạo. Nhiều già vẫn còn hăng say hát, nhưng dường như điệu Cơ Tu đã bị xen lẫn các giai điệu, lời tiếng Kinh.

Lý giải điều này, một già làng cho biết, người Cơ Tu cũng dễ thích ứng với môi trường mới. Thực tế hiện nay, tại các khu TĐC mới, nhà nhà có tivi, đầu đĩa, casset mà thanh niên của làng bây giờ phần lớn đều thích nghe nhạc trẻ, phim ảnh nên những bài lý Cơ Tu nhanh chóng bị lãng quên.

Chúng tôi có dịp vào tận nhà dân ở các khu TĐC, và đã ghi nhận nỗi lo xa của nhiều già làng ở đây là có thật. Cơ chế thị trường, khoảng cách hai miền ngược - xuôi ngày càng thu hẹp là những nguyên nhân chính gây xáo trộn bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào các khu TĐC. Trong các phương án, đề án đặt ra, chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan,

chỉ chú trọng nhiều đến sinh kế người dân, còn việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc dường như vẫn còn bỏ ngỏ.

Ông Đỗ Tài - Phó Chủ tịch UBND huyện

Đông Giang cảnh báo, nếu không có sự đầu tư đúng mức, thì tác động của cơ chế thị trường và “cơn lốc” phát triển công nghệ thông tin sẽ là những tác nhân chính làm mai một bản sắc văn hoá của các đồng bào dân tộc trong tương lai.

Không biết mai này khi trở về các ngôi làng TĐC thuỷ điện, có còn được nghe những điệu lý Cơ Tu?

Những dự án nhà máy thuỷ điện đã và đang đầu tư tại Quảng Nam trên hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn ngày một tăng, đó có thể là một tín hiệu tốt cho sự phát triển của kinh tế địa phương. Nhưng cũng chính những dự án đó đã và sẽ “nuốt chửng” hàng trăm ng- hìn ha rừng đầu nguồn. Câu chuyện thuỷ điện nơi vùng đất khó nghèo miền Trung

này giờ đây đang đặt ra những thách lớn về môi trường. Nhiều chuyên gia khẳng định rằng nếu không thận trọng, trong tương lai gần chúng ta phải trả giá đắt khi môi trường bị tàn phá, và hàng chục nhà máy thuỷ điện nơi vùng thượng nguồn nằm dọc theo dãy Trường Sơn sẽ trở thành “sân phơi” thuỷ điện.

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường potx (Trang 68 - 71)