Vùng nhạy cảm

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường potx (Trang 44 - 46)

DATĐ Hương Sơn, Rào Àn 1 và

2 đều nằm trong rừng phòng hộ đầu nguồn đặc biệt xung yếu, thuộc vùng đệm Vườn quốc gia (VQG) Vũ Quang. Điều đáng lưu ý là những vùng này đều được coi là có “nguy cơ cao”, “ rốn lũ quét”! Chưa hết, bên cạnh vùng đệm VQG Vũ Quang còn có DATĐ Hố Hô, thuộc xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, giáp ranh với huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Nhà máy và đập dâng nước nằm trên đất Quảng Bình, nhưng hồ chứa và vùng xả lũ phần lớn thuộc Hà Tĩnh.

Rừng có khả năng điều tiết nước rất tuyệt

vời. Khi mưa, rừng sẽ giữ lại khoảng 80% lượng nước, còn lại chảy về đồng bằng. Nếu mất rừng vai trò ấy sẽ bị đảo ngược, rừng chỉ còn giữ được 20% lượng nước. Mất rừng cũng đồng nghĩa với sự gia tăng nguy cơ hạn hán và lũ quét, đồng thời nước dùng cho TĐ cũng không đủ! Những DATĐ này làm biến mất không ít rừng khi thi công và khi tích nước sẽ làm ngập một diện tích không nhỏ rừng tự nhiên, phá vỡ cân bằng và đa dạng sinh thái. Nếu xảy ra sự cố, những hồ chứa hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ mét khối nước nằm vắt vẻo trên độ cao nhiều trăm mét bất thần trút xuống, hậu quả sẽ như thế nào? Chắc chắn là hàng triệu dân Hà Tĩnh sẽ làm “ tôm cá”!

Còn nhớ trận lũ quét ở Đắc Lắc năm 1990 làm vỡ đồng loạt 4 hồ chứa nước nhỏ ở thượng lưu, kéo theo 4 đập ngăn nước ở hạ lưu, làm chết 22 người, trôi 6 cầu, 30 cống và thiệt hại nhiều tài sản khác ước tính khoảng 3,4 tỷ đồng. Có thể nhà đầu tư nghĩ đơn giản, không phải là vấn đề trước mắt, nhưng nguy cơ và rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.

Tình trạng sạt lở hai bên đường vào công trình thuỷ điện Hương Sơn là những hình ảnh “quen thuộc” trên suốt cung đường đoàn đi.

Hà Tĩnh đã trải qua những đợt hạn hán khốc liệt, như mùa hè 2007 gần 3 tháng liền Hương Khê không có một giọt mưa, cây chè chịu hạn rất tốt cũng bị chết cháy! Nước ngầm đang giảm sút rõ rệt, nhiều địa phương không đủ nước cho sinh hoạt, giếng khoan phải tăng thêm độ sâu, giếng đào tăng thêm cống…

Lưu lượng nước trên các sông suối cũng giảm sút nghiêm trọng. Chị Nguyễn Thị Hiền ở cạnh suối Nước Sốt, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn

cho biết dòng nước đã giảm đi rất nhiều so với trước, nhất là sau trận lũ quét 2002. Chị Trần Thị Đào, nhà bên cạnh

suối Rào Mắc, xã Sơn

Kim 1 cũng nhận xét tương tự. Còn ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch xã Sơn Kim 1 thì có nhận xét bi quan hơn: “ Nguồn nước, lưu lượng đã thay đổi

rất nhiều. Khoảng 5 năm về trước, lượng nước của suối Nước Sốt gấp đôi dòng

chảy suối Rào Àn, nay thì ngược lại, chỉ bằng một nửa Rào Àn thôi. Hồi đó tui lội

qua suối Nước Sốt ngập ngang bụng, nay nước chỉ đến bắp chân. Đây là mùa mưa lũ, nước còn khá, chứ mùa khô thì nước rất yếu, chảy re re mà thôi”.

Mùa mưa lũ ở đây từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm 60 – 65% lưu lượng dòng chảy cả năm; tháng 9 và 10 thường có dòng chảy lớn nhất, chiếm 50% lượng dòng chảy

năm. Chúng tôi đến đây đầu tháng 11, lẽ ra nước chảy rất mạnh, nhưng điều đáng

buồn là cả suối Nước Sốt lẫn Rào Àn đều

rất “ hiền hòa”.

Ông Trần Văn Phượng, 60 tuổi, ở thôn

Quyết Thắng, xã Sơn Kim 2 cho biết: “Nước ngầm giảm nhiều lắm. Trước đây giếng nhà tui sâu 5m mà không khi mô cạn, bi chừ phải đào thêm một cái nữa 80cm nữa mới có dùng”. Giếng nhà ông Việt sâu 7m, năm ngoái phải đào thêm

80cm mới đủ nước sinh hoạt.

Rất nhiều nơi đang

thiếu nước sinh hoạt và canh tác, trong khi báo cáo ĐTM của Trung tâm Quan trắc & Kỹ thuật Môi trường Hà Tĩnh khẳng định

DATĐRàoÀnđiều

tiết dòng chảy của các dòng suối trong khu vực, từ đó hạn chế ảnh hưởng của lũ lụt trong mùa mưa, tăng lưu lượng dòng chảy về mùa khô. Nếu tuyệt vời như thế tại sao dân Sơn Kim vẫn lo ngại? Nếu không đúng như nhận định trên thì ai sẽ chịu trách nhiệm với dân Hương Sơn? Nếu UBND tỉnh Hà Tĩnh

phê duyệt báo cáo ĐTM thuỷ điện Rào Àn thì nhân dân Hương Sơn sẽ có nhiều lý

do để lo sợ!

“Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường”, câu nói đó có vẻ như các nhà đầu tư và quản lý đã thuộc lòng, nhưng e rằng

Màu xám bạc của đất trống “điểm xuyến” giữa cánh rừng đại ngàn mênh mông và dòng Nậm Sốt chảy cuồn cuộn. 300ha rừng được chặt đi nhường đất cho công trình thuỷ điện vẫn đang dang dở.

lời nói không đi đôi với việc làm. Các nhà hoạch định chính sách và quản lý nên xem xét kỹ khi quyết định một vấn đề nào đó, phải đặt lợi ích của cộng đồng, của số đông người dân trên lợi ích của một nhóm nhỏ.

TĐ Hương Sơn công suất 30MW, tổng

mức đầu tư 537,98 tỷ đồng, dự định xây dựng trong 3 năm, tuổi thọ dự án 75 năm,

cung cấp 133 triệu KWh/năm. Đây là

DATĐ đầu tiên của Hà Tĩnh, xây dựng đầu nguồn suối Nước Sốt, thuộc xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. TĐ Hương Sơn được xây dựng ở khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, được coi là rừng đại ngàn nguyên sinh giàu tài nguyên nhất miền Bắc, gần sát biên giới Việt Lào, cách cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 17 km.Nơi đây tỉnh đang có dự định xây dựng khu dự trữ sinh quyển.

Vùng đất này được coi là “rốn lũ quét”, do địa hình hẹp và dốc, chia cắt mạnh, lượng mưa lớn. Theo các nghiên cứu, lượng mưa trên 150mm/ngày có nguy cơ gây lũ quét; lượng mưa ở vùng này trung bình hàng năm 2500mm – 3500mm. Lũ quét tháng 09/2002 có lượng mưa khoảng 750mm, ngày mưa lớn nhất 350mm. Đây thuộc vùng đệm VQG Vũ Quang và Dự án

bảo tồn, phát triển Đa dạng sinh thái Bắc Trường Sơn. Nơi đây được đánh giá rất cao về giá trị đa dạng sinh học, có nhiều loại động, thực vật quý hiếm như sao la, mang lớn, chà vá chân nâu, vượn má vàng, pơ mu, hoàng đàn, cẩm lai, thông tre; hơn 10 loài chim và 16 loài bò sát quý hiếm có trong sách Đỏ Việt Nam, có nguy cơ bị tuyệt chủng và rất cần được bảo vệ.

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường potx (Trang 44 - 46)