II nguồn “nguyên liệu” nào cho nhà máy thuỷ điện?
5 Đánh giá nghèo theo vùng tại vùng ven biển miền Trung và Tây Nguyên Nhóm hành động chống đói nghèo 2003.
Số liệu điều tra di cư của Tổng cục Thống kê năm 2004 cho thấy ngoài di cư nội vùng thì nguồn di cư chủ yếu đến Tây Nguyên là từ các tỉnh phía Bắc với 52,6% từ khu vực đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Điều đáng lo ngại là hiện tượng di cư tự do đang diễn ra một cách khó kiểm soát trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 1991 – 2005, đã có gần 130.000 hộ dân di cư tới các tỉnh Tây Nguyên.6 Riêng ở Đăk Nông,
theo báo cáo của UBND tỉnh, từ năm 2004 đến nay có khoảng 3.000 hộ dân với 14.000 người di cư tự do từ phía Bắc vào địa phương.7
Di cư tự do đe dọa phá vỡ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Tây Nguyên và phân tán nguồn lực đầu tư phát triển do một tỉ lệ ngân sách lớn phải chuyển sang giải quyết cơ sở hạ tầng và các vấn đề nảy sinh nằm ngoài kế hoạch. Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng đất bị xáo trộn, không thể kiểm soát được do áp lực tăng dân số cơ học. Những hộ di cư vào sau thường ít có cơ hội để chiếm hữu được nhiều đất đai hơn những người đã đến khu vực này lâu hơn. Một khi dòng người di cư vấn chưa kiểm soát được thì nguy cơ gia tăng khoảng cách giàu nghèo là không tránh khỏi. Đây là áp lực lên các chính sách kinh tế xã hội của các địa phương có nhiều người di cư đến.
Phân bố nguồn đi và đến của người di cư.
Nguồn: Số liệu điều tra di cư Việt Nam năm 2004. Tổng cục Thống kê.
6 http://www.vietnamnet.vn/xahoi/doisong/2006/07/592150/7 http://www.vtv.vn/VN/TrangChu/TinTuc/CKX/2008/6/13/163157/ 7 http://www.vtv.vn/VN/TrangChu/TinTuc/CKX/2008/6/13/163157/ 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 Hà N i Khu Kinh t
ông B c Tây Nguyên HThành phChí Minh Khu Công nghi p ông Nam b
T
l
%
N i chuy n n
ng b ng sông H ng ông B c Tây B c B c Trung b
Duyên H i Nam Trung b Tây Nguyên ông Nam b ng b ng sông C u Long N c ngoài Không xác nh
Nguồn tài nguyên rừng ở Tây Nguyên đang bị tàn phá với tốc độ báo động. Riêng ở tỉnh
Đăk Nông, trong 4 năm (2004-2007), đã có 1.222 ha rừng bị tàn phá do hậu quả của di dân tự do.8 Diện tích rừng giàu có bị biến thành các nương rẫy cà phê và các loại cây kinh tế khác. Bên cạnh đó, một số chính sách như đổi rừng lấy cao su ở Gia Lai đã tạo kẽ hở cho việc phá rừng “hợp pháp”. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ ở khu vực này cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến mất rừng.
Độ che phủ của rừng bị thu hẹp, độc canh cây công nghiệp, khai thác nước ngầm quá mức, … đã dẫn đến hiện tượng khan hiếm nước vào mùa khô. Ngược lại, vào mùa mưa thì nguy cơ lũ lụt diễn ra nhiều hơn. Diễn biến khí hậu ở khu vực này trong những năm gần đây đã chứng minh hậu quả của việc phá rừng phòng hộ đầu nguồn. Đáng lưu ý là hiện tượng nhiều nhóm người di dân tự do thường khai phá đất ở những khu vực rừng nguyên sinh, xa khu vực dân cư để tránh sự quản lý của các cơ quan chức năng. Việc xâm lấn tài nguyên để lấy đất sản xuất đang ngày càng đe dọa lên an ninh môi trường của cả khu vực Tây Nguyên. Quản lý luồng di dân tự do đang trở thành thách thức lớn đối với chính quyền địa phương các tỉnh Tây Nguyên cũng như triển vọng phát triển bền vững của khu vực này. Bên cạnh suy thoái môi trường và phá vỡ an ninh sinh thái, những nguy cơ về bất ổn xã hội, “sốc” văn hóa, tranh chấp tài nguyên giữa các cộng đồng di cư và bản địa, giữa bản thân các cộng đồng di cư, giữa người di cư và các cơ quan quản lý, … là những vấn đề có thể nảy sinh.
Việc chuyển hóa tài nguyên đất rừng thành đất thâm canh cây công nghiệp, nông nghiệp ngoài việc phá vỡ cân bằng tự nhiên còn gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế vùng vào thị trường thế giới. Với sự “nhập khẩu” ngoài ý muốn một số lượng lớn người nghèo, thiếu kinh nghiệm sản xuất và quản lý tài nguyên từ nơi khác, rõ ràng việc đảm bảo ổn định kinh tế xã hội của khu vực này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Thuật ngữ
• Di cư: là sự thay đổi chỗ ở của các cá thể hay các nhóm người để tìm
chỗ ở tốt hơn, phù hợp hơn nơi ở cũ để định cư. Những cá nhân tham gia vào việc di chuyển chỗ ở là dân di cư. Các lý do chính của di cư là kinh tế, chiến tranh, chính trị và thiên tai.
• Kiến thức bản địa: chỉ những thành phần kiến thức hoàn thiện được
duy trì, phát triển trong một thời gian dài với sự tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên. Tập hợp những hiểu biết, kiến thức và ý nghĩa này là một phần của tổng hòa văn hoá bao gồm cả hệ thống ngôn ngữ, cách định danh và phân loại, phương thức sử dụng tài nguyên, các lễ nghi, giá trị tinh thần và thế giới quan.
• An ninh môi trường: là trạng thái mà một hệ thống môi trường có
khả năng đảm bảo điều kiện sống an toàn cho con người sinh sống trong hệ thống đó. Hệ thống môi trường bị mất an ninh có thể do các nguyên nhân tự nhiên (thiên tai, biến cố thiên nhiên) hoặc do các hoạt động của con người (khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thải chất độc vào môi trường gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, ...) hoặc phối hợp tác động của cả hai nguyên nhân trên.
Tài liệu nên đọc
• Di cư trong nước và mối liên hệ với các sự kiện của cuộc sống. Tổng
cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc. 2006.
• Báo cáo nghiên cứu tham vấn hiện trường khu vực Tây Nguyên về
lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn. PGS. TS Bảo Huy và cộng sự. Chương trình Hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác, Bộ NN và PTNT. 8/2005.
Tham khảo trực tuyến
• Số liệu điều tra di cư Việt Nam năm 2004: http://tinyurl.com/dicu2004
• Chuyên đề “Di cư tự do và sức ép lên tài nguyên”: http://tinyurl.com/dicutudo
• Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn: http://www.dcrd.gov.vn
• Trang tin điện tử Ủy ban Dân tộc: http://www.ubdt.gov.vn
• Hội Dân tộc học Việt Nam: http://www.vae.org.vn/
• Website năm quốc tế miền núi: http://www.mountains2002.netnam.vn/
• Các dân tộc Việt Nam: http://tinyurl.com/cacdantoc