Phần IV: Rừng vàng một thuở

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường potx (Trang 149 - 151)

VI bài toán, bài toán, vẫn là bài toán?

Phần IV: Rừng vàng một thuở

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái độc đáo, có vai trò quan trọng trong tự nhiên và cuộc sống con người. Tuy nhiên, khi đề cập đến lợi ích của rừng nói chung, người ta thường chỉ tính đến những giá trị kinh tế trực tiếp do rừng mang lại như gỗ, củi, các loại lâm sản khác. Vì vậy, rừng ngập mặn thường bị đánh giá thấp khi đề cập đến “giá trị”. Trên thực tế, những giá trị sinh thái cũng như giá trị kinh tế gián tiếp mà rừng ngập mặn mang lại là rất lớn.

Trước năm 1945, rừng ngập mặn chiếm diện tích tương đối lớn ở Việt Nam với 400.000 ha, trong đó có 250.000 ha ở khu vực Nam bộ. Bán đảo Cà Mau là vùng có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cả nước với khoảng 150.000 ha. Trong những năm 1962 – 1971, quân đội Mỹ đã dùng chất độc hóa học hủy duyệt 104.123 ha, trong đó có hơn một nửa là diện tích khu vực bán đảo Cà Mau.9 Trong nhiều nguyên nhân gây suy giảm rừng ngập mặn phải kể đến tác động của việc phá rừng làm đầm nuôi tôm và các loại thủy sản khác. Từ cuối những năm 1980 đến nay, do nhu cầu tôm xuất khẩu tăng mạnh và sản lượng đánh bắt từ tự nhiên giảm sút, hệ thống đầm nuôi tôm đã được phát triển ồ ạt ở hầu khắp các địa phương có diện tích rừng ngập mặn. Tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu) năm 1981 chỉ có 4.000 ha diện tích nuôi tôm, đến năm 1992 đã tăng lên 80.000 ha – gấp 20 lần! Chỉ trong vòng 8 năm (1983 – 1995), Minh Hải đã có 66.253 ha rừng ngập bị chuyển thành đầm tôm.10 300,000 Mất rừng ngập mặn ở Việt Nam 250,000 200,000 150,000 h ec ta re s 100,000 50,000 0 1987 1990 1995 1999

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường potx (Trang 149 - 151)