Đầy ải giữa trần gian

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường potx (Trang 28 - 30)

Cuộc sống của cư dân một số phường như Tiên Cát, Thọ Sơn, Bến Gót, Bạch Hạc thuộc TP. Việt Trì hiện nay chẳng khác chi đang bị đầy ải, vật lộn giữa cái sống và những cái chết đang được dự báo hiển hiện từng ngày. Bà Nguyễn Thị Hiền, 49 tuổi, tổ 23 phường Bến Gót bán vé số trước công

Nhà máy Pang Ring than thở: “Gia đình

tôi cũng như những người dân nơi đây hệt như đang sống ở địa ngục”.

Gia đình tích góp mãi mới xây được căn nhà 2 tầng khang trang, vậy mà bao nhiêu năm nay chưa dám mở cửa “đón nắng, đón gió”. Căn nhà suốt ngày phải cửa đóng, then cài kín như là hầm để tránh mùi hôi, hắc của các nhà máy quanh đây. Kinh

Vũ Văn Tiến

Những dây chuyền sản xuất cũ kỹ là một phần nguyên nhân khiến ONMT tại Việt Trì thêm trầm trọng. Trong ảnh là Xưởng ván sợi ép của XN Ván ép nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì, thuộc Công ty Ván dăm Thái Nguyên. (Ảnh: Vũ Văn Tiến)

khủng nhất là mùi hắc bốc ra từ nhà máy

Pang Rim. “Nhà tôi có 5 thành viên thì bị

viêm đường hô hấp mãn tính cả 5. Tháng nào cũng phải chi phí hết hàng trăm nghìn tiền thuốc để điều trị các bệnh liên quan đến căn bệnh này”, bà Hiền cho biết. Bi đát hơn nhà bà Hiền là gia đình bà Trịnh Thị Dậu cũng ở phường Bến Gót. Ngồi ăn mấy múi bưởi

ở trước cửa nhà, không hiểu sao bà Dậu không sao nuốt nổi. Những múi bưởi vốn ngon là thế, vậy mà nó cứ đắng chát trong cổ họng khi bà nghĩ về những hình ảnh của người chồng xấu số. Cách đấy 3

năm, chồng bà là ông Cao Kim Khương, là cán bộ Công an TP. Việt Trì đang khoẻ như vâm bỗng lăn đùng ra ốm. Khi đi viện chữa trị, các bác sỹ báo hung tin là chồng bà đã bị ung thư gan giai đoạn cuối, chỉ còn nước về nhà chờ ngày về quy cõi tiên. Khi đó, cả gia đình đau đớn tột cùng, đành chấp nhận số phận đã an bài đối với ông Khương. Khi nỗi đau một phần nguôi ngoai đi, bà Dậu đã nhận ra “thủ phạm” gây ra căn bệnh quái ác cho chồng mình không ai khác chính là sự ô nhiễm môi trường trầm trọng tại khu dân cư bà sinh sống.

Khi chúng tôi tới nhà bà Lê Thị Thắng, chi hội trưởng chi hội Phụ nữ phố Hồng Hà, phường Bến Gót, hình ảnh đầu tiên ấn tượng là ba chiếc áo sơ mi trên dây phơi. Mặt trong những chiếc áo còn trắng

nguyên nhưng mặt ngoài thì chuyển màu ngà với vô số hạt đen liti. Bà Thắng cho biết đó là do bà quên không cất vào nhà đêm hôm trước.

Tiếp chuyện với chúng tôi, bà Thắng không giấu nổi nỗi hoang mang về căn bệnh ung thư đã và đang bùng phát, cướp đi hàng loạt các sinh mạng vùng đất này.

Nhiều cư dân ở đây bị phát bệnh đau ốm, không ít trong số đó có những người mắc bệnh ung thư gan, vú và phổi. “Đấy, trường hợp ông Hà Viết Thưởng, ông Nguyễn Văn Giấc,... ở tổ dân phố 21, phường Bến Gót bị ung thư vừa chết xong, nếu không phải vì ảnh hưởng ô nhiễm môi trường thì là do “ma” làm à?”- bà Thắng than phiền. Theo như những thống kê mới đấy nhất mà Trạm Y tế phường Bến Gót tiến hành, thì tỷ lệ người dân mắc các bệnh về đường hô hấp tại phường này là khá cao, có địa bàn dân cư 100% người dân đều bị mắc các căn bệnh về đường hô hấp. Khổ nhất là các cháu nhỏ, vì vậy mà vào mỗi đợt “cuồng phong” về bụi và mùi, các bậc ông, bà, cha mẹ nơi đây phải bế con, bồng cháu “sơ tán” cấp tốc.

Bản thân chúng tôi chỉ sau hai ngày có mặt tại đây để thu thập tư liệu viết bài mà chúng tôi cũng cảm thấy ngột ngạt, khó chịu vô cùng, đặc biệt là những mùi hắc sộc thẳng lên mũi.

Trao đổi với người dân về tình trạng ONMT tại Việt Trì

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường potx (Trang 28 - 30)