Sơ lược về quá trình hình thành chữ Quốc ngữ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH:NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI pptx (Trang 106)

- Trong tiếng Việt hiện đại có 432 từ đơn tiết tham gia đối lập đều khắp ở tất cả các thanh điệu được liệt kê ở danh sách dưới đây Trong đó, những từ in nghiêng là từ địa

CHÍNH ÂM, CHỮ VIẾT VÀ CHÍNH TẢ

6.2.3. Sơ lược về quá trình hình thành chữ Quốc ngữ

Trong quá trình phát triển, người Việt đã từng sáng tạo ra chữ Nôm (Nôm theo âm Việt cổ có nghĩa là Nam, âm này vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay trong một số thổ âm như ở Quảng Nam). Tên gọi này nhằm để đối lập với chữ của người phương Bắc. Sự ra đời của chữ Nôm đã đóng vai trò to lớn trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt. Khi thực dân Pháp thiết lập nền đô hộ ở nước ta, chữ Nôm đi vào thời kỳ suy tàn và thay vào đó là sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ không phải do người Việt sáng tạo ra mà do tập thể các nhà truyền giáo người châu Âu sáng tạo ra. Theo Đoàn Thiện Thuật trong “Ngữ âm tiếng Việt ”[122], lúc đầu các nhà truyền giáo phương Tây theo thói quen đã dùng chữ viết quen thuộc của họ để ghi chép và học tiếng Việt vì mục đích truyền giáo chứ không phải vì lợi ích và sự phát triển của dân tộc Việt. Vì tính chất tự phát ấy nên cách ghi của các giáo sĩ cũng không hoàn toàn thống nhất với nhau.

Trong tập thể các nhà truyền giáo ấy, công lao đầu tiên phải nhắc đến các giáo sĩ người Bồ-đào-nha mà người tiên phong có lẽ là cha Francisco de Pina (ông sống và truyền giáo ở Việt Nam từ năm 1617 đến khi mất năm 1625). Pina không để lại một công trình nghiên cứu cụ thể nào mà chủ yếu chỉ được nhắc đến trong các công trình của các giáo sĩ đến sau như trong công trình của các giáo sĩ người Ý, F. Busomi (1624), Baldinotte (1629), Ch.Bori (1631) hay trong công trình của giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes với tư tưởng ông là một người cha nhiệt huyết và khá thông thạo tiếng Việt. Tư tưởng và nhiệt huyết của Pina được rất nhiều giáo sĩ thời bấy giờ ủng hộ. Họ bắt tay vào việc ghi chép, sưu tầm và nghiên cứu tiếng Việt. Công việc nghiên cứu của họ bước đầu có phần tản mạn. Mãi đến khi Gaspar de Amral và Antonio de Barbosa - hai giáo sĩ người Bồ-đào-nha - đến Việt Nam và bắt tay soạn từ điển Việt-Bồ và Bồ-Việt (khoảng những năm 1646 -1647) thì chúng ta mới thực sự có những công trình nghiên cứu bước đầu. Công trình nghiên cứu có giá trị và được nhiều người nhắc đến là từ điển Việt-Bồ-La của giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes (xuất bản tại Roma năm 1651). Tiếp tục là công trình viết tay của Pigneau de Behayne, từ điển Việt-La (1772) ở đó chữ Quốc ngữ phần nào đã được hoàn thiện. Kế thừa công trình của Behayne, một giám mục người Pháp khác có tên là Taberd soạn từ điển song ngữ Việt - Latinh có tên Việt Nam dương hiệp tự vị (1838) trong đó hình thức chữ viết gần giống như chữ Việt của chúng ta ngày nay.

Chữ Quốc ngữ được phổ biến vào nửa cuối thế kỷ XIX, mà mốc quan trọng là ngày vào 30 tháng 01 năm 1882, thống đốc Nam kỳ Le Myre de Vilers ra nghị định công nhận chữ Quốc ngữ và buộc dùng chữ Quốc ngữ thay cho chữ Hán và chữ Nôm.

Như vậy, từ khi hình thành vào những năm đầu của thế kỷ thứ 17 đến khi được công nhận vào năm 1882, quá trình xây dựng chữ Quốc ngữ trải qua một thời gian dài với gần hai thế kỷ. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, chữ Quốc ngữ đã chứa trong mình nó những ưu điểm và hạn chế nhất định.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH:NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI pptx (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)