- Trong tiếng Việt hiện đại có 432 từ đơn tiết tham gia đối lập đều khắp ở tất cả các thanh điệu được liệt kê ở danh sách dưới đây Trong đó, những từ in nghiêng là từ địa
CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂM ĐOẠN TÍNH
5.4.5. Nhận xét chung về số lượng phụ âm cuố
Sau khi xét từng giải pháp âm vị học về âm cuối chúng ta có thể rút ra được một số điều kiện về vấn đề số lượng phụ âm cuối trong tiếng Việt.
5.4.5.1. Căn cứ vào chữ viết người ta thường nói rằng tiếng Việt có 8 phụ âm cuối được thể hiện bằng các con chữ: p, t, ch, c, m, n, nh, ng. Cần nhận định rằng đó chỉ là kết quả của một số giải pháp âm vị học trong số nhiều giải pháp có thể có được. Số lượng phụ âm có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn thế tùy theo từng giải pháp.
5.4.5.2. Trong số các phụ âm cuối có 4 phụ âm /p, t, m ,n/ được thừa nhận như những thành viên của hệ thống âm cuối mà không gây nên sự tranh luận nào. Đối với các phụ âm khác, số lượng là bao nhiêu, đó là những phụ âm nào, thì vấn đề đang còn phải thảo luận. Lời giải đáp phụ thuộc vào sự thừa nhận thế đối lập hay không đối lập, và cách giải thuyết một số vần vừa được nói đến ở trên.
5.4.5.3. Tới nay đã có một số giải pháp âm vị học khác nhau đưa ra đối với việc xử lí những vần được xét. Các giải pháp có thể khác nhau nhưng kết quả cuối cùng lại giống nhau và những kết quả ấy có thể được trình bày tóm tắt như sau:
a. Ngoài 4 phụ âm cuối /p, t, m, n/, tiếng Việt chỉ có hai phụ cuối khác nữa là /ŋ, k/ và
hệ thống phụ âm cuối có 6 âm vị.
b. Ngoài 4 phụ âm /p, t, m, n/ còn 4 phụ âm cuối khác là /ɲ, c, ŋ, k/. Như vậy là tổng
số âm vị phụ âm cuối là 8.
c. Ngoài 4 phụ âm /p, t, m, n/ số phụ âm cuối còn lại gồm có /ɲ, c, ŋ, k, ŋ˚, k˚/. Tổng
số phụ âm cuối là 10 âm vị.
5.4.5.4. Những hệ thống phụ âm cuối 6 âm vị và 10 âm vị được xây dựng trên cơ sở lý luận vững chắc hơn hệ thống 8 âm vị. Chúng ta chấp nhận hệ thống 6 âm vị. “Chữ quốc ngữ” với những quy tắc chính tả hiện hành, về cơ bản, phản ánh hệ thống 8 âm vị.