Chức năng của các đơn vị cấu tạo âm tiết

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH:NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI pptx (Trang 33)

LÝ THUYẾT SYLLABEME VÀ CƠ CẤU ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT

3.2.3. Chức năng của các đơn vị cấu tạo âm tiết

Một âm tiết như “toán”có khả năng phân xuất thành 5 yếu tố nhỏ hơn. Mỗi thành tố của nó có một chức năng riêng.

3.2.3.1. Thành tố thứ nhất có chức năng khu biệt âm tiết này với âm tiết khác về mặt âm vực (bằng cao độ của âm cơ bản). “Ban” khu biệt với “bàn” do cao độ khác nhau. Thành tố này được gọi là thanh điệu.

3.2.3.2. Thành tố thứ hai có chức năng mở đầu âm tiết. Âm tiết này khu biệt vớí âm tiết khác bằng những cách mở đầu khác nhau. Có cách mở đầu bằng sự tắc thanh hầu như ăn uống, có cách bằng sự cọ xát của không khí như xa xôi,… Ta gọi đó là âm đầu.

3.2.3.3. Thành tố thứ ba có chức năng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc đầu “toán” và “tán” khu biệt nhau do âm sắc của âm tiết thứ nhất trầm hơn. Âm sắc của âm tiết sau khi mở đầu bị trầm hoá hay trung hoà là do thành tố đang xét và ta gọi là âm đệm.

3.2.3.4. Thành tố thứ tư có chức năng quy định âm sắc chủ yếu của âm tiết. Nó là hạt nhân của âm tiết cúi /quý. Vì vậy nó được gọi là âm chính .

3.2.3.5. Thành tố cuối cùng có chức năng kết thúc âm tiết. Cách kết thúc khác nhau (tắc hoặc am mũi) làm thay đổi âm sắc của âm tiết đi và có tác dụng khu biệt với âm tiết khác như tát/tán. Thành tố này được gọi là âm cuối.

Căn cứ vào chức năng cấu tạo âm tiết mà mỗi thành tố có được cương vị của một đơn vị độc lập. Khái quát từ các thành tố nói trên của các âm tiết ta có 5 thành phần cấu tạo âm tiết của bất kỳ âm tiết nào trong tiếng Việt.

Các âm tiết, tức hình thức biểu đạt của các hình vị, đối lập nhau theo từng thành phần. Nói khác đi, mỗi thành phần của âm tiết làm thành một đối hệ. “quen”và “quên” đối lập nhau trong đối hệ âm chính. “toán” và “tán” đối lập nhau trong đối hệ âm đệm,… Những vế của sự đối lấp âm thanh trong từng đối hệ là những âm vị.

Vế không trong một thế đối lập có/không làm thành một âm vị riêng, với nội dung tiêu cực và được gọi là âm vị /zêrô/. Trong trường hợp “tán” đối lập với “toán”, ở âm tiết thứ nhất âm vị đóng vai trò âm đệm là âm vị /zêrô/.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH:NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI pptx (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)