- Trong tiếng Việt hiện đại có 432 từ đơn tiết tham gia đối lập đều khắp ở tất cả các thanh điệu được liệt kê ở danh sách dưới đây Trong đó, những từ in nghiêng là từ địa
CHÍNH ÂM, CHỮ VIẾT VÀ CHÍNH TẢ
6.1.1. Về khái niệm chính âm
6.1.1.1. Một ngôn ngữ khi đã phát triển đến trình độ cao với tư cách là một ngôn ngữ thống nhất của toàn dân tộc và được sử dụng làm phương tiện giao tiếp của một quốc gia thống nhất thì vấn đề chuẩn hoá ngôn ngữ được đặt ra. Chính âm là khái niệm dùng để chỉ một mặt của vấn đề chuẩn hoá ngôn ngữ trên phương diện ngữ âm.
Nội dung của chính âm bao gồm nhiều vấn đề nhưng cơ bản là những vấn đề sau: - Trước hết là việc xác định và phổ biến hệ thống âm chuẩn của ngôn ngữ dân tộc. Chẳng hạn khi bàn về hệ thống ngữ âm của tiếng Việt, chúng ta lấy hệ thống ngữ âm của vùng phương ngữ nào làm chuẩn? Hệ thống ngữ âm của vùng phương ngữ được lựa chọn có những ưu điểm và hạn chế gì? Cần bổ sung và xử lý như thế nào cho thoả đáng,… Việc xác định hệ thống âm chuẩn là một vấn đề khoa học thuộc lĩnh vực lí luận, nên được coi là nội dung quan trọng của chính âm.
- Một nội dung khác của chính âm là xác lập hình thức ngữ âm thống nhất cho một số hình vị và một số từ. Chẳng hạn, trong tiếng Việt vẫn còn tồn tại nhiều hình thức ngữ âm chưa thống nhất cho một số hình vị và từ. Vấn đề này chúng ta cần phải xử lí thống nhất như thế nào? Ví dụ: ta nói nề nếp hay nền nếp, cách mạng hay cách mệnh, tướng lĩnh hay
6.1.1.2.Sự hình thành hệ thống âm chuẩn
Ở một số nước trên thế giới, hệ thống âm chuẩn của một ngôn ngữ thường là hệ thống ngữ âm của thủ đô: tiếng Anh ở London, tiếng Nga ở Moskva, tiếng Pháp ở Paris, tiếng Trung ở Bắc Kinh, tiếng Nhật ở Tokyo,… Lấy hệ thống ngữ âm của tiếng thủ đô làm chuẩn nhìn chung là hiện tượng phổ biến trên thế giới trong đó yếu tố chính trị là yếu tố quyết định. Nhưng ở một số nước yếu tố văn hoá được đưa lên hàng đầu chẳng hạn như nước Ý. Như vậy, hệ thống âm chuẩn của một ngôn ngữ có thể được hình thành dựa trên những cơ sở sau:
- Hệ thống âm chuẩn của một ngôn ngữ được xây dựng trên hệ thống của một tiếng địa phương.
- Tiếng địa phương đó thông thường, nhưng không nhất thiết, là của thủ đô và do yếu tố chính trị quyết định.
- Hệ thống âm chuẩn được xác lập qua một quá trình tự nhiên, lâu dài hàng thế kỉ và mang tính thoả thuận với sự thống nhất cao của các thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ.