Đơn vị cụ thể để đánh giá vai trò chức năng của từng thanh điệu tiếng Việt thì chúng ta có thể rút ra nhận xét qua các bảng thống kê sau:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH:NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI pptx (Trang 48 - 52)

a. Không tính các từ đơn tiết có kết thúc bằng các phụ: /- p,- t,- k/. Bảng 1

Thanh điệu Ngã Hỏi Nặng Huyền Sắc Ngang Tổng cộng

Số lượng 353 570 606 840 845 1029 4243

Tỷ lệ % 8,32 13,43 14,28 19,80 19,92 24,25 100.00

b. Tính cả từ đơn tiết có kết thúc bằng các phụ âm tắc - vô thanh. Bảng 2

Thanh điệu Ngã Hỏi Huyền Ngang Nặng Sắc Tổng cộng

Số lượng 353 570 840 1029 1045 1426 5263

Tỷ lệ % 6,71 10,83 15,96 19,55 19,86 27,09 100,00

So sánh Bảng 1Bảng 2, nếu căn cứ vào mức độ phổ biến và đều khắp, thì trật tự tôn ti thể hiện vai trò chức năng của thanh điệu có sự thay đổi bởi số lượng các từ đơn tiết có kết thúc bằng các phụ âm tắc - vô thanh /- p, - t, - k/ có khả năng lập thành mục từ trong từ điển là khá lớn: 1020 đơn vị, chiếm 22,4 % so với toàn bộ số từ đơn tiết có tham gia đối lập về thanh điệu (4553 đơn vị).

Việc phân chia cứ liệu thống kê thành hai bảng như đã làm ở trên không ngoài mục đích nhằm khảo sát tần số xuất hiện của các thanh điệu tiếng Việt một cách khách quan và chính xác hơn bằng cách tạm thời không xét đến số lượng và tỉ lệ của hai thanh sắcnặng

xuất hiện một cách bắt buộc trong cấu trúc của loại hình âm tiết khép với các phụ âm cuối là /- p, - t, - k/.

Từ Bảng 1, chúng ta có thể rút ra nhận xét là, trong chức năng khu biệt các tín hiệu ngôn ngữ đơn tiết với số lượng cụ thể là 4243 đơn vị, các thanh điệu tiếng Việt đã tham gia một cách tích cực với những phân lượng khác nhau theo thứ tự từ cao đến thấp là:

1. Ngang 2. Sắc 3. Huyền

4. Nặng 5. Hỏi 6. Ngã

Khả năng xuất hiện cao nhất và gánh vác chức năng khu biệt lớn nhất trong sự khu biệt là thanh ngang (24, 25 %), rồi đến thanh sắc (19,92 %), thanh huyền (19,80 %), thanh

nặng (14,28 %), thanh hỏi (13,43 %) và cuối cùng là thanh ngã (8,32 %).

Những điều trình bày trên của chúng tôi có thể được tóm tắt bằng sơ đồ biểu diễn tỷ lệ phần trăm số lượng các thanh trong từ đơn tiết tiếng Việt như sau:

Sơ đồ 1 24.25 8.32 13.43 14.28 19.8 19.92 Ngang Nga Hoi Nang Huyen Sac

4.2.5. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu sự phân biệt trong sự đối lập thanh điệu giữa các cấu trúc đoạn tính khác nhau của âm tiết, tức là xem xét sự đối lập thanh điệu giữa các các cấu trúc đoạn tính khác nhau của âm tiết, tức là xem xét sự đối lập thanh điệu giữa các khuôn âm tiết khác nhau. Cụ thể là:

a. Khuôn chỉ gồm một âm tiết (1)

Ví dụ: chơi (không có chời, chởi, chỡi, chới, chợi, chợi; chới chỉ xuất hiện trong từ song tiết “chấp chới” hay “chới với” chứ không có khả năng đứng độc lập làm thành mục từ trong từ điển).

Hoặc: duyên (không có duyền, duyễn, duyển, duyến, duyện),... b. Khuôn chỉ thể hiện hai âm tiết với thanh điệu (2).

Ví dụ: ngăn, ngắn (không có ngằn, ngẵn, ngẳn, ngặn).

Hoặc: đương, đường (không có đưỡng, đưởng, đướng, đượng),… c. Khuôn chỉ có ba âm tiết (3).

Ví dụ: lan, làn, lán (không có lãn, lản, lạn) Hoặc: tua, tủa, túa (không có tùa, tũa, tụa),…

d. Khuôn chỉ có bốn âm tiết (4).

Ví du: tâm, tầm, tẩm, tấm (không có tẫm, tậm),… Hoặc: cay, cày, cáy, cạy (không có cãy, cảy),… e.Khuôn chỉ có năm âm tiết (5)

Ví dụ: ban, bàn, bản, bán, bạn, (không có bãn)

Hoặc: châu, chầu, chẩu, chấu, chậu (không có chẫu),…

Chúng ta có thể thấy là: số lượng của mỗi thanh trong từng khuôn âm tiết một (tính theo chiều ngang) cũng như số lượng của mỗi thanh trong mỗi khuôn âm tiết (tính theo chiều dọc) là rất khác nhau. Điều đó góp phần khẳng định rằng, tất cả các thanh điệu tiếng

Việt ở từng mức độ khác nhau với những phân lượng khác nhau đều đã tích cực tham gia vào sự khu biệt các tín hiệu ngôn ngữ đơn tiết trong tiếng Việt.

Mặt khác, xét trong chức năng khu biệt, các tín hiệu ngôn ngữ đơn tiết, số lượng từng thanh điệu tuy có thay đổi vì ở đây chúng ta tạm gác 432 từ đơn tiết của khuôn bao gồm sáu âm tiết với thanh điệu (ở đó có sự tham gia khu biệt đều khắp của cả 6 thanh) thì nhìn chung trật tự các thanh thể hiện gánh nặng chức năng của chúng không có gì thay đổi, cao nhất và chiếm ưu thế vẫn là thanh ngang, rồi đến thanh sắc, thanh huyền, thanh nặng,

thanh hỏi và thanh ngã có tần suất thấp hơn cả.

4.2.6. Như trên đã nói, các từ đơn tiết có kết thúc bằng các phụ âm tắc - vô thanh /- p, - t, - k/ chỉ có thể tham gia đối lập về thanh điệu bằng thanh sắcnặng. - t, - k/ chỉ có thể tham gia đối lập về thanh điệu bằng thanh sắcnặng.

Trong tiếng Việt hiện đại có 1020 từ đơn tiết có kết thúc bằng /- p, - t, - k/ chiếm 19,38% (trong tổng số 5263 từ đơn tiết) bao gồm khuôn tiếng chỉ có một âm tiết, ví dụ: ác

(không có ạc), buộc (không có buốc) và khuôn tiếng có hai âm tiết, ví dụ: mất, mật; hay vút, vụt,... với sự phân bố như sau:

Bảng 3 Loại khuôn âm tiết Số lượng và tỷ lệ % các thanh

Ngang Huyền Ngã Hỏi Sắc Nặng T.Cộng

1 109:11,39 56: 7,29 25: 8,90 31: 6,22 69 : 8,93 28 : 5,24 318: 8,34 2 213:22,25 131:17,06 35:12,45 74:14,86 136:17,59 75:14,05 664:17,42 2 213:22,25 131:17,06 35:12,45 74:14,86 136:17,59 75:14,05 664:17,42 3 246:25,71 195:25,39 48 :17,08 122:24,50 202:26,13 126:23,60 939:24,64 4 209:21,84 204:26,56 69:24,56 132:26,51 188:24,32 138:25,84 940:24,67 5 180:18,81 182:23,70 104:37,01 139:27,91 178:23,03 167:31,27 950:24,93 Tổng Cộng 957:100,0 768:100,0 281:100,0 489:100,0 773:100,0 534:100,0 3811:100 Bảng 4

Phụ âm cuối Số lượng và tỉ lệ % thanh sắc và nặng

Sắc Nặng Sắc Nặng /- p / 70: 26,22 36: 28,80 58:18,47 58:18,47 /- t / 102: 38,20 44: 35,20 141:44,91 141:44,91 -c 67: 25,09 35: 28,00 89:28,34 89:28,34 -ch 28: 10,49 10: 8,00 26:8,28 26:8,28 Tổng cộng 267: 100,00 125 : 100,00 314:100,0 314:100,0 Loại khuôn âm tiết Loại khuôn âm tiết hoặc (329đơn vị) chỉ có một sắc hoặc nặng Loại khuôn tiết sắc và (628 đơn vị) có hai âm nặng

Qua bảng thống kê trên, có mấy nhận xét được rút ra là:

- Hai thanh điệu sắcnặng cùng tham gia vào khu biệt các từ đơn tiết có kết thúc bằng /-p, -t, -k/ với những phân lượng khác nhau. Gánh nặng chức năng khu biệt các tín hiệu ngôn ngữ đơn tiết này dồn vào thanh sắc nhiều hơn là thanh nặng: có 581 đơn vị từ đơn tiết có kết thúc bằng /-p, -t, -k/ mang thanh sắc, chiếm 56,96% và 439 đơn vị mang thanh

nặng, chiếm 43,04% (trong tổng số 1020 đơn vị).

- Số từ đơn tiết có kết thúc khép vô thanh không tham gia đối lập với từ đơn tiết khác bằng thanh điệu (sắc hoặc nặng) chiếm 38,43%, ít hơn so với số còn lại sử dụng hai thanh

sắcnặng trong đối lập âm vị học, chiếm 61,57%.

- Trong số các âm tiết khép có khả năng đứng độc lập thành một mục từ đơn tiết trong từ điển có kết thúc bằng /- k/ thì số lượng các âm tiết có kết thúc bị ngạc hoá (được viết bằng -ch) có 90 đơn vị (chiếm 24,32%) luôn ít hơn số lượng các âm tiết có kết thúc không bị ngạc hoá (được viết bằng -c) có 280 đơn vị (chiếm 75,68%).

Từ những nhận xét trên, trở lại với Bảng 1 và bảng thống kê về số lượng các thanh xuất hiện trong từng khuôn âm tiết (Bảng 3), chúng ta nhận thấy rằng:

- Không phải chỉ riêng trường hợp các từ đơn tiết có kết thúc bằng /- p, - t , - k/ gánh nặng chức năng khu biệt mới dồn vào thanh sắc hơn là thanh nặng; mà ngay cả khi chúng ta tạm thời đưa ra ngoài danh sách thống kê những từ đơn tiết thuộc loại này thì tần số xuất hiện của thanh sắc vẫn cao hơn thanh nặng với một tỉ lệ đáng kể: sắc /nặng = 845/ 606 (Bảng 1) và 773/534 (Bảng 3). Như vậy, trong bất cứ trường hợp nào, xét riêng sự đối lập giữa hai thanh sắc nặng thì thanh sắc luôn xuất hiện với tần số cao hơn và do đó, nó có chức năng khu biệt lớn hơn.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH:NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI pptx (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)