- Trong tiếng Việt hiện đại có 432 từ đơn tiết tham gia đối lập đều khắp ở tất cả các thanh điệu được liệt kê ở danh sách dưới đây Trong đó, những từ in nghiêng là từ địa
CHÍNH ÂM, CHỮ VIẾT VÀ CHÍNH TẢ
6.1.3. Những giải pháp cụ thể về vấn đề chính âm tiếng Việt
Không phải đến bây giờ vấn đề chính âm của tiếng Việt mới được đặt ra. Vấn đề chính âm đã từng là vấn đề gây nhiều tranh luận trong giới Việt ngữ học nhằm đi đến một sự thống nhất về hệ thống âm chuẩn của tiếng Việt.
6.1.3.1. Các ý kiến khác nhau
Nguyễn Lân, năm 1956, đã đề nghị một hệ thống âm chuẩn của tiếng Việt như sau: - Hệ thống thanh điệu gồm có 6 thanh điệu như ở trong phương ngữ Bắc Bộ.
- Hệ thống âm đầu bổ sung thêm các phụ âm đầu quặt lưỡi /, , / (tr/s/r) theo phương ngữ Trung và phân biệt hai phụ âm đầu d và gi.
- Hệ thống phụ âm cuối dựa vào hệ thống âm cuối của phương ngữ Bắc.
Năm 1957, Hồng Giao lại đưa ra kiến nghị là nếu lấy tiếng Hà Nội làm chuẩn thì hệ thống âm chuẩn nên theo hoàn toàn thổ ngữ Hà Nội. (Nhưng về mặt chính tả thì vẫn phân biệt tr / ch, s / x và r / d, gi).
Hoàng Phê năm 1961, đề nghị:
- Lấy thổ âm người Hà Nội làm cơ sở. Theo đó, hệ thống thanh điệu gồm có 6 thanh điệu như ở trong phương ngữ Bắc Bộ.
- Hệ thống âm đầu cần bổ sung thêm các âm đầu lưỡi quặt /, , / (tr/s/r) và có phân biệt d và gi.
Năm 1972, các tác giả Cù Đình Tú, Hoàng Văn Thung và Nguyễn Nguyên Trứ cũng cùng một quan niệm với Hoàng Phê khi cho rằng: hệ thống ngữ âm tiêu chuẩn của tiếng Việt hiện đại là hệ thống ngữ âm đã được cố định trên chữ viết với một sự điều chỉnh thích đáng cho phù hợp với thực tế phát triển của tiếng Việt ngày nay.
Năm 1974, Vương Hữu Lễ cũng tán thành cách giải quyết như vậy khi cho rằng thổ ngữ Hà Nội được lấy làm căn bản, nhưng cần phải bổ túc bằng những ưu điểm của các thổ ngữ khác thì mới mong được toàn quốc chấp nhận là một “giọng nói tiêu chuẩn của tiếng Việt”.
Năm 1982, Nguyễn Kim Thản và Nguyễn Văn Tu cũng đề nghị một ý kiến tương tự:
Chuẩn mực ngữ âm của tiếng Việt văn học ngày nay nên lấy hệ thống ngữ âm của phương ngữ Bắc mà tiêu biểu là tiếng Hà Nội làm căn cứ, đồng thời công nhận cách phát âm cong lưỡi, một số tổ hợp phụ âm và một số vần cái như đã biểu hiện trên chính tả.
6.1.3.2. Quan niệm và kiến nghị.
Nhìn chung, các ý kiến thảo luận về hệ thống âm chuẩn của tiếng Việt hiện đại ở các tác giả khác nhau cũng có phần khác nhau. Nhưng, điểm gặp nhau trong quan niệm của các tác giả là ở chỗ: thống nhất lấy phương ngữ Bắc làm phương ngữ cơ sở, trong đó lấy thổ âm của người Hà Nội làm chuẩn nhưng được bổ sung bằng ưu điểm của các vùng phương ngữ khác. Cụ thể là:
- Hệ thống thanh điệu gồm 6 thanh như trong thổ âm Hà Nội.
- Hệ thống phụ âm đầu được bổ sung thêm ba phụ âm quặt lưỡi có ở phương ngữ Trung /, , / (tr/s/r) và coi sự phân biệt d/gi chỉ có ở trên chữ viết chứ không phân biệt về thành phần âm vị, nghĩa là trong hệ thống âm đầu tiếng Việt có hai con chữ d/gi nhưng hai con chữ này chỉ dùng để ghi một âm vị / z /.
- Hệ thống vần giống như trên chữ viết.
Thật ra, giải pháp về hệ thống âm chuẩn được đề xuất ở trên đã được nhân dân cả nước thừa nhận và sử dụng thống nhất một cách tự giác. Một thực tế là người Việt ở cả ba vùng phương ngữ đều tự nhận là tiếng địa phương của mình có những sai lệch so với hệ thống âm
chuẩn nói trên một cách hàm ngôn. Cho nên mỗi khi nhận xét đánh giá một cách phát âm nào đó có chuẩn hay không thì người Việt đều dựa trên hệ thống tiêu chuẩn ấy.
Cũng có người không đồng ý với hệ thống âm chuẩn nói trên với lý do là hệ thống ấy không tồn tại trong thực tế mà chỉ dựa trên chữ viết. Lý do này rõ ràng là không thuyết phục. Trước hết, hệ thống âm chuẩn đó không phải là hoàn toàn không tồn tại trong thực tế. Theo Nguyễn Kim Thản và Nguyễn Văn Tu, thổ ngữ xã Phục Lễ, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng có một hệ thống ngữ âm như vậy. Theo chúng tôi, vấn đề không phải là ở chỗ hệ thống âm chuẩn đó có tồn tại đầy đủ trên thực tế với một vùng phương ngữ nào hay không. Cho dù hệ thống ngữ âm hoàn thiện đó không tồn tại trong thực tế ở một địa phương nào thì cũng không phải là vấn đề. Bởi vì nó thật sự tồn tại trong ký ức và trong tiềm thức của người bản ngữ thì nó cũng đủ sức mạnh để chứng minh cho sự tồn tại của mình.
Quả thật, hệ thống âm chuẩn nói trên chịu ảnh hưởng nhiều của chữ viết. Nhưng có tác giả, mặc dù phủ nhận lấy chữ viết làm cơ sở và lấy ngữ âm làm điểm xuất phát, cuối cùng cũng đi đến tán đồng hệ thống đó. Tuy chữ viết không phải là ngữ âm bởi nó chỉ là kí hiệu thị giác dùng để ghi lại ngữ âm nhưng chữ viết vẫn có tác động đối với ngữ âm, nó có thể làm thay đổi âm thanh và điều này không phải là không có tiền lệ trong lịch sử các ngôn ngữ.
Hệ thống âm chuẩn của tiếng Việt được đề xuất trên đây phù hợp với những luận điểm chung về chính âm: nó được hình thành từ một tiếng địa phương (ở đây là tiếng Hà Nội) và được chấp nhận một cách tự giác của các thành viên trong cộng đồng.