Sự thể hiện của các âm cuối trong lời nó

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH:NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI pptx (Trang 95 - 97)

- Trong tiếng Việt hiện đại có 432 từ đơn tiết tham gia đối lập đều khắp ở tất cả các thanh điệu được liệt kê ở danh sách dưới đây Trong đó, những từ in nghiêng là từ địa

CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂM ĐOẠN TÍNH

5.4.3. Sự thể hiện của các âm cuối trong lời nó

5.4.3.1. Các phụ âm cuối của tiếng Việt đều là những ân đóng tức là trong cách cấu âm không có giai đoạn buông. Hãy so sánh “t” trong “” và trong “át”. Lối thoát của không khí không được khai thông trở lại khi bị cản trở như trường hợp phát âm các phụ âm khác bằng một động tác mở ra, kèm theo một tiếng động tác đặc thù. Do đó trong nhiều trường hợp các phụ âm cuối thực chất chỉ là một khoảng im lặng, ví dụ /k/ trong “bác”, /t/ trong “mất”. Tuy nhiên chúng được nhận diện là do khi đóng vai trò kết thúc âm tiết, chúng đã làm biến đổi âm sắc của âm chính đi ở giai đoạn cuối. Các bán nguyên âm cuối cũng vậy, thường không được thể hiện rõ rệt. Điều quan trọng ở đây là sự chuyển biến âm sắc của âm chính, và về mặt này thì các bán nguyên âm lại có tác dụng mạnh hơn các phụ âm cuối. Đó cũng là lý do vì sao trẻ em, khi học nói, sớm phát âm đúng được các vần tận cùng bằng các bán nguyên âm hơn cả.

5.4.3.2. Các âm cuối đều có hai biến thể:

a. Thể ngắn xuất hiện sau các nguyên âm luôn luôn dài /, a, ε, ɔ, ie, uo, /, ví dụ: “lan”, “vào”, “xem”, “xiếc”, hoặc thể dài của các nguyên âm (vốn có hai thể), ví dụ: “tôm”, “hùm”.

b. Thể dài xuất hiện sau các nguyên âm ngắn: “chắt”, “lấy”, “mật”, “ong”, hoặc thể ngắn của các nguyên âm, ví dụ: “trống đồng”, “hùng dũng”.

Ở đây có sự đắp đôi giữa thể ngắn và thể dài của âm cuối với thể dài và ngắn của âm chính vì yêu cầu đảm bảo tính cố định về trường độ của âm tiết. Thể ngắn có cường độ yếu, thể dài có cường độ mạnh, được phát âm khép hơn.

5.4.3.3. Các bán nguyên âm cuối ở thể ngắn không được phát âm với tư thế điển hình của [i] hay [u] mà chỉ được thể hiện thành một âm nào đó có âm sắc, bổng hoặc trầm tương tự.

Các phụ âm ở thể ngắn cũng bị biến dạng sau các âm chính nhưng không rõ rệt như ở thể dài. Sự biến dạng phụ thuộc vào âm sắc của nguyên âm. Phụ âm bị ngạc hóa ít nhiều,

sau các nguyên âm hàng trước tức các nguyên âm bổng, bị ngạc mềm hóa, hoặc môi hóa đôi chút, sau các nguyên âm trầm, ví dụ: “nhìn”, “xuống”.

5.4.3.4. Các bán nguyên âm cuối ở thể dài được thể hiện rõ nét. /i, u/ được phát âm khép hơn ở thể ngắn nhiều.

Các phụ âm cuối ở thể dài biến dạng cũng nhiều hơn. Đặc biệt nhất là sự biến dạng của /ŋ, k/. Sau các nguyên âm bổng /i, e, / chúng bị ngạc hóa cực mạnh và trở thành /ɲ, c/, ví

dụ: “tránh”, “sinh”, “bệnh”, “dịch” “hạch”.

/i, e, / là các nguyên âm hàng trước, còn /ŋ, k/ có vị trí cấu âm mặt lưỡi sau. Sự tương

phản quá đáng về vị trí cấu âm của các nguyên âm và các phụ âm đứng cạnh nhau này gây khó khăn cho việc phát âm nên các nguyên âm đã được cấu âm lui về sau hơn, và các phụ âm được nhích ra phía trước hơn, để cùng trở thành những âm có vị trí cấu âm mặt lưỡi giữa. Đây là một sự đồng hóa lẫn nhau giữa hai âm kề cận, còn được gọi là hiện tượng thích nghi.

Sau các nguyên âm trầm /u, o, / các phụ âm mặt lưỡi bị môi hóa thành [ŋm

, kp], ví dụ: “xúc động”.

Ở đây các nguyên âm đều ngắn, đặc trưng tròn môi không được thể hiện đầy đủ nên cần được chuyển sang âm cuối và thể hiện rõ nét, nhưng, như ta đã biết, đặc tính của các phụ âm cuối là âm đóng, tức là những âm được nhận diện bằng những tiêu chí định vị hơn là tiêu chí phương thức, do đó đặc trưng của các nguyên âm chuyển sang phải đựoc thể hiện bằng một động tác khép môi, như một phụ âm cuối [p, m] thực sự, diễn ra đồng thời với /ŋ,

k/. Nói đúng ra, các phụ âm cuối mặt lưỡi đã trở thành những phụ âm hai tiêu điểm, ngạc mềm-môi.Cách thể hiện tính tròn môi của nguyên âm như vậy rất trực quan và thuận lợi cho việc phát âm. Trẻ em, khi học nói, nắm được biến thể môi hóa của /ŋ, k/ rất sớm và phát âm

ít sai[ŋm

, kp], trong khi đó rất khó phát âm đúng biến thể ngạc hóa [ɲ, c].

5.4.4. Sự thể hiện bằng chữ viết

5.4.4.1. Bán nguyên âm /-u/ được thể hiện bằng chữ “o” khi đứng sau các nguyên âm đơn dài /ε, a/, ví dụ: “đèo cao”. Cách viết này phản ánh sự biến dạng của /u/ sau các nguyên âm rộng.

/-u/ được ghi bằng chữ “u” trong các trường hợp còn lại, ví dụ: “trầu cau”.

5.4.4.2. Bán nguyên âm cuối /-i/ được thể hiện bằng chữ “y” khi xuất hiện sau các nguyên âm ngắn /ă, /, ví dụ: “đau đầu”. Trong những trường hợp khác nó được ghi nhất luật bằng con chữ “i”, ví dụ: “ai ơi, chới với, tôi tối”.

5.4.4.3. Phụ âm cuối /-ŋ/ được ghi bằng “nh” khi xuất hiện sau các nguyên âm bổng /i,

e, /, ví dụ: “bình minh, lênh đênh, canh cánh”, được ghi bằng “ng” trong các trường hợp khác, ví dụ: “trong trắng, đàng hoàng, bâng khuâng”. Như vậy là biến thể ngạc hóa của /-ŋ/

có con chữ riêng để thể hiện, còn biến thể môi hóa thì không được biểu hiện trong chính tả. Biến thể môi hóa và biến thể trung hòa có chung một cách thể hiện là “ng”.

5.4.4.4. Phụ âm cuối /-k/ được ghi bằng “ch”, khi xuất hiện sau các nguyên âm bổng /i, e, /: “thích, lếch thếch, lạch bạch”, và được ghi bằng “c” trong các trường hợp khác: “lác đác, lấc cấc, lộc cộc”. Cũng giống như /ŋ/, ở đây biến thể ngạc hóa của /-k/ được thể hiện

bằng những con chữ riêng, biến thể môi hóa được thể hiện chung với biến thể trung hòa bằng một con chữ “c”.

5.4.4.5. Âm cuối /zêrô/ được thể hiện trong chính tả bằng sự vắng mặt của một con chữ: “đô la, cà phê, ngô nghê ”.

5.4.4.6. Sự thể hiện bằng chữ viết của các âm cuối được trình bày trong bảng sau: /-p/ ………“p” /-t/ ……… “t” /-k/ ……… “c, ch” /-m/ ……… “m” /-n/ ……… “n” /-ŋ/ ………“ng, nh”

/-u/ ……… “u, o” /-i/ ……… “i, y” /zêrô/ - khuyết con chữ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH:NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI pptx (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)