- Trong tiếng Việt hiện đại có 432 từ đơn tiết tham gia đối lập đều khắp ở tất cả các thanh điệu được liệt kê ở danh sách dưới đây Trong đó, những từ in nghiêng là từ địa
4.4.3. Chức năng của thanh điệu trong cấu trúc của thành ngữ
4.4.3.1. Đặt vấn đề
Với tư cách là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, thành ngữ tiếng Việt được các nhà từ vựng học chú tâm nghiên cứu. Có thể tìm thấy những quan điểm chung và riêng của từng tác gia khi bàn về tính cố định của thành ngữ trong các công trình của Đỗ Hữu Châu, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Thiện Giáp, Hồ Lê,… Tuy nhiên, do kết cấu của sách và nhiều yếu tố khác, thành ngữ trong công trình này chỉ được đề cập đến như một bộ phận hợp thành không thể thiếu được của nội dung tác phẩm với những nét chung nhất.
Khắc phục hạn chế này, đã có nhiều bài viết khá chuyên sâu về thành ngữ tiếng Việt. Nhìn chung, với những cách tiếp cận khác nhau, trên những quan điểm không hoàn toàn giống nhau, thành ngữ tiếng Việt đã được các nhà Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu chủ yếu trên hai phương diện:
- Cấu trúc ngữ nghĩa - Cấu trúc ngữ âm
Ta có thể thấy một suy nghĩ chung, tương đối thống nhất ở nhiều tác giả khi bàn về cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ là coi nghĩa của thành ngữ là nghĩa tổng hòa của các yếu tố cấu thành mang lại, là nghĩa biểu trưng chứ không thể đem chia tách nghĩa của từng thành tố ra mà hiểu được.
Nội dung chính của chương này không đi sâu vào cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ mà chỉ xét thành ngữ trên phương diện cấu trúc hình thức ngữ âm.
Về mặt cấu trúc ngữ âm, thành ngữ được tập trung nghiên cứu chủ yếu ở tính chất đối và điệp giữa các thành tố trong thành phần cấu tạo của nó. Để phân biệt thành ngữ với tục ngữ cũng nh phân loại đối tượng nghiên cứu của hai phạm trù này, các nhà nghiên cứu cũng dựa vào tiêu chí cơ bản là cấu trúc hình thức của chúng và nhớ đó một số vấn đề về cấu trúc ngữ âm của thành ngữ cũng được làm sáng tỏ hơn.
Trên bình diện cấu tạo, thành ngữ tiếng Việt thường được chia làm 3 loại cơ bản sau đây:
- Thành ngữ so sánh. Vd: Thuộc như cháo
- Thành ngữ đối. Vd: Nhà cao cửa rộng
- Thành ngữ thường. Vd: Ngựa quen đường cũ
Thành ngữ so sánh là một bộ phận có tính loại biệt và thường được các nhà nghiên cứu tách ra để nghiên cứu riêng. Nếu như ở bộ phận thành ngữ này, từ nối “như” đóng vai trò nối kết các vế trong cấu trúc hình thức của thành ngữ, thì ở hai loại thành ngữ sau, vai nối kết các thành tố trong cấu trúc ngữ âm của thành ngữ lại thuộc về các đơn vị ngữ âm, trong đó thanh điệu đóng vai trò tích cực hơn cả. Nội dung chính của chương này là góp phần làm sáng tỏ hơn cấu trúc ngữ âm của thành ngữ tiếng Việt. Cụ thể là, tìm hiểu xem thanh điệu có vai trò chức năng như thế nào trong việc tạo nên một đơn vị bền vững của ngôn ngữ - thành ngữ - bằng số liệu thống kê theo phương pháp định lượng. Do đó, đối tượng nghiên cứu của chủ đề này là thành ngữ 4 âm tiết đối và thành ngữ thường, bởi vì với hai loại thành ngữ này có vấn đề hòa phối thanh điệu trong cấu trúc ngữ âm của chúng như đã nói trên.
Tư liệu được thống kê và xử lý dựa vào sách Thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Lực và Lương Văn Đang. Nxb KHXH, Hà Nội 1993.
4.4.3.2. Cứ liệu thống kê và nhận xét. Thành ngữ gồm 4 âm tiết: 1864 thành ngữ.
Bảng 14
Số lượng Khả năng kết hợp
Thuần Việt Hán Việt Tổng cộng
1. Bằng Bằng Trắc Trắc 400 85 485 2. Bằng Bằng Bằng Trắc 119 22 141 3. Bằng Trắc Bằng Trắc 111 5 116 4. Trắc Bằng Bằng Bằng 65 8 73 5. Bằng Trắc Trắc Trắc 47 4 51 6. Bằng Bằng Trắc Bằng 46 2 48 7. Bằng Trắc Bằng Trắc 38 2 40 8. Bằng Bằng Bằng Bằng 36 1 37 9. Trắc Trắc Bằng Bằng 224 35 259 10. Trắc Bằng Trắc Trắc 199 25 224 11. Trắc Trắc Trắc Bằng 140 8 148 12. Trắc Bằng Bằng Trắc 75 11 86 13. Trắc Trắc Trắc Trắc 58 11 40 14. Trắc Bằng Trắc Bằng 38 2 69 15. Trắc Trắc Bằng Trắc 18 8 26 16. Trắc Bằng Bằng Bằng 18 3 21
Số lượng các thành ngữ không so sánh gồm 4 âm tiết chiếm tỉ lệ 79,62%. Đặc điểm cấu trúc hình thức nổi bật của thành ngữ loại này là hấu hết các thành ngữ đều được chia thành 2 vế cân đối, đọc thành 2 nhịp.
a. Xét sự kết hợp bằng / trắc hoặc trắc / bằng của các thành tố cuối nhịp; tức là các tiết ở vị trí thứ hai và thứ tư của thành ngữ, ta có:
Bảng 15
Số lượng Khả năng kết hợp
Thuần Việt Hán Việt Tổng cộng
1. Bằng 2/ Trắc 4 Bằng Bằng Trắc Trắc 400 85 485 Trắc Bằng Trắc Bằng 199 25 224 Bằng Bằng Bằng Trắc 119 22 141 Trắc Bằng Bằng Trắc 75 11 86 2. Trắc 2/ Bằng 4 Trắc Trắc Bằng Bằng 224 35 259 Trắc Trắc Trắc Bằng 140 8 148 Bằng Trắc Trắc Bằng 111 5 116 Bằng Trắc Bằng Trắc 65 8 73
Qua bảng thống kê trên chúng ta thấy, sự hòa phối Bằng/ Trắc giữa các thành tố cuối nhịp (âm tiết thứ hai và thứ tư) đóng vai trò chủ đạo trong cấu trúc hình thức của thành ngữ 4 âm tiết, chiếm tỉ lệ là: 1532/1846 = 82,19%.
d. Sự thống nhất và đối lập trong nội bộ 2 thanh bằng ở các âm tiết cuối nhịp (âm tiết thứ hai và thứ tư) được thể hiện qua 4 trường hợp:
Bảng 16
Số lượng Khả năng kết hợp
Thuần Việt Hán Việt Tổng cộng
1. Bằng Bằng Trắc Trắc 36 1 37
2. Bằng Bằng Bằng Trắc 46 2 48
3. Trắc Bằng Trắc Trắc 18 3 21
4.Trắc Bằng Bằng Trắc 38 2 40
c. Sự thống nhất và đối lập giữa các thanh trắc ở âm tiết thứ hai và thứ tư được thể hiện trong 4 trường hợp sau:
Bảng 17
Số lượng Khả năng kết hợp
Thuần Việt Hán Việt Tổng cộng
1. Trắc Trắc Trắc Trắc 58 11 69
2. Trắc Trắc Bằng Trắc 18 8 26
3. Bằng Trắc Trắc Trắc 47 4 51
4.Bằng Trắc Bằng Trắc 38 2 40
- Xét sự đối lập Bằng / Trắc giữa các âm tiết kế cận (âm tiết thứ nhất và thứ ba) trong thành ngữ 4 âm tiết ra có 8 trường hợp sau:
Bảng 18
Số lượng Khả năng kết hợp
Thuần Việt Hán Việt Tổng cộng 1. Bằng1 / Trắc3 Bằng Bằng Trắc Trắc 400 85 485 Bằng Trắc Trắc Bằng 111 5 116 Bằng Trắc Trắc Trắc 47 4 51 Bằng Bằng Trắc Bằng 46 2 48 2. Trắc1 / Bằng3 Trắc Trắc Bằng Bằng 224 35 259 Trắc Bằng Bằng Trắc 75 11 86 Trắc Trắc Bằng Trắc 18 8 26 Trắc Bằng Bằng Bằng 18 3 21
Đối chiếu kết quả thống kê trên với kết quả thống kê thu được về sự đối lập Bằng / Trắc giữa các âm tiết cuối nhịp, chúng ta thấy, trong cấu trúc hình thức của thành ngữ 4 âm tiết, sự đối lập Bằng / Trắc xảy ra tập trung chủ yếu ở các âm tiết cuối nhịp (82,19%); ở các âm tiết kế cận, tỉ lệ về sự đối lập Bằng / Trắc giảm đáng kể. Tỉ lệ đó là 1092/1864 = 58,57%.
Như vậy, với kết quả thống kê thu được trên chúng ta có cơ sở để giải thích rõ hơn về tính cố định và bền vững của thành ngữ. Ngoài tính biểu trưng về nghĩa, các đơn vị của thành ngữ xét trên phương diện hình thức còn được nối kết với nhau bằng sự đối lập về âm điệu của các thanh điệu tập trung ở vị trí cuối nhịp. Thanh điệu ở các vị trí cuối nhịp đảm nhận chức năng như là một chất keo dính làm cho hai vế của thành ngữ được nối kết với nhau.