Những vấn đề cần thảo luận để làm sáng tỏ Mục 4

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH:NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI pptx (Trang 69 - 71)

- Trong tiếng Việt hiện đại có 432 từ đơn tiết tham gia đối lập đều khắp ở tất cả các thanh điệu được liệt kê ở danh sách dưới đây Trong đó, những từ in nghiêng là từ địa

4.5.2. Những vấn đề cần thảo luận để làm sáng tỏ Mục 4

Câu hỏi 1. Anh/ chị hiểu thế nào là chức năng khu biệt nghĩa?

Câu hỏi 2. Dựa vào nội dung của Chủ đề 2, anh/ chị hãy trả lời những câu hỏi cụ thể sau:

a. Trong tiếng Việt văn hóa hiện đại có bao nhiêu tín hiệu ngôn ngữ tối thiểu, mà cụ thể là bao nhiêu tín hiệu ngôn ngữ đơn tiết ở dạng từ điển.

b. Trong số (a) đó có bao nhiêu đơn vị từ đơn tiết tham gia vào sự đối lập với các từ đơn tiết khác chỉ bằng thanh điệu. Vd: ca / cà / cá,…

c. Trong số (b) đó phân lượng của từng thanh điệu là bao nhiêu, và tỷ lệ so sánh giữa chúng thế nào?

d. Có sự phân biệt gì trong sự đối lập thanh điệu giữa các cấu trúc đoạn tính khác nhau của âm tiết (tức là âm tiết trừ đi thanh điệu), cái mà chúng tôi gọi là khuôn âm tiết hoặc

khuôn tiếng (theo Nguyễn Quang Hồng) và tỷ lệ so sánh giữa chúng ra sao.

e. Và cuối cùng, trong số (d) đó có bao nhiêu và cụ thể là những khuôn âm tiết nào sử dụng đầy đủ các thanh điệu trong sự đối lập khu biệt các tín hiệu đơn tiết.

Câu hỏi 3. Qua việc trả lời hai câu hỏi trên, anh chị/ hãy trình bày suy nghĩ của mình về chức năng khu biệt của thanh điệu tiếng Việt.

4.5.3. Những vấn đề cần thảo luận để làm sáng tỏ Mục 4.3

Câu hỏi 1. Là người Việt, anh/chị có cảm nhận rằng từ láy tiếng Việt có khả năng gợi tả không? Thử phân tích một vài ví dụ cụ thể để minh họa cho cảm nhận ấy?

Câu hỏi 2. Phát biểu cảm nhận của mình về sự kết hợp thanh điệu trong câu thơ sau: Sương nương theo trăng ngừng lưng trời

Tương tư nâng lòng lên chơi vơi

(Xuân Diệu) Có yêu thì yêu cho chắc

Chớ bằng trúc trắc thì trục trặc cho luôn (Ca dao)

Câu hỏi 3. Anh/ chị tìm ví dụ và phân tích giá trị biểu đạt của các từ láy nói chung và thanh điệu trong từ láy nói riêng.

Câu hỏi 4. Qua số liệu và những nhận xét được rút ra từ nội dung của Chủ đề 2, anh/ chị hãy phát biểu ý kiến riêng của mình về nghĩa gợi tả của thanh điệu trong từ láy đôi tiếng Việt.

Câu hỏi 5. Anh/ chị hãy trình bày cảm nhận của mình khi đọc chủ đề 3: cách đặt vấn đề, cách giải quyết vấn đề, kết quả thống kê thu được và những nhận xét rút ra.

Câu hỏi 6. Anh/ chị thử làm một thực nghiệm bổ sung với nhau ở trong lớp để kiểm tra lại những nét nghĩa gợi tả của thanh điệu trong các tập từ láy đôi giống nhau hoàn toàn chỉ khác nhau về thanh điệu đã nói ở chủ đề này.

4.5.4. Những vấn đề cần thảo luận để làm sáng tỏ Mục 4.4

Câu hỏi 1. Anh/ chị thử phát biểu cảm nhận của mình về độ kết dính giữa các âm tiết khi đọc những từ láy giống nhau hoàn toàn chỉ khác nhau về khuôn âm tiết (khuôn tiếng) kiểu như: đo đỏ, tim tím, trăng trắng,…

Câu hỏi 2. Anh/ chị có nhận xét gì về vai trò chức năng của các thanh điệu trong các từ láy đôi nói trên?

Câu hỏi 3. Thành ngữ là một đơn vị cố định và bền vững. Theo anh/ chị nhân tố nào tạo nên tính cố định và bền vững ấy?

Câu hỏi 4. Anh/ chị có nhận xét gì về vai trò của thanh điệu trong cấu trúc nhịp điệu của thành ngữ?

Câu hỏi 5. Qua các chủ đề của chương 4, anh/ chị hãy trình bày nhận thức của mình về chức năng của thanh điệu tiếng Việt.

Chương 5

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH:NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI pptx (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)