- Trong tiếng Việt hiện đại có 432 từ đơn tiết tham gia đối lập đều khắp ở tất cả các thanh điệu được liệt kê ở danh sách dưới đây Trong đó, những từ in nghiêng là từ địa
CHÍNH ÂM, CHỮ VIẾT VÀ CHÍNH TẢ
6.1.4. Vấn đề chuẩn hoá ngữ âm cho một số từ và hình vị
Trong tiếng Việt cũng như trong các ngôn ngữ khác, do một nguyên nhân nào đó, một số từ và hình vị biến đổi vỏ âm thanh của mình một cách khá tự do. Chẳng hạn, chúng ta vẫn còn bắt gặp một số vỏ hình thức âm thanh khác nhau cho một số hình vị và từ. Chẳng hạn như:
- Tính/ tánh, chính/ chánh, lĩnh/ lãnh,… - Cách mệnh/ cách mạng, bụi bặm/ bụi bậm,…
Để xác lập hình thức tiêu chuẩn của các từ và hình vị đó, các nhà ngôn ngữ học đề xuất áp dụng một giải pháp linh hoạt chứ không nên dùng một nguyên tắc cứng nhắc. Một số giải pháp và biện pháp cụ thể được đưa ra cho việc chuẩn hoá hình thức ngữ âm của những trường hợp này là:
- Nếu chúng ta đã thống nhất lấy tiếng địa phương Hà Nội làm chuẩn thì ta nên theo cách phát âm của người Hà Nội. Ví dụ lựa chọn hình thức ngữ âm nào cho hai cách phát âm cùng tồn tại song song sau: tính/ tánh, chính/ chánh, lĩnh/ lãnh,… Nếu người Hà Nội phát âm là tính, chính, lĩnh,… thì ta nên chọn lựa cách phát âm này và coi nó là chuẩn.
- Tuân thủ tính hệ thống trong chừng mực có thể. Nghĩa là, khi đã chọn “chính” là âm chuẩn thay cho “chánh” thì nên nói chính quyền, chính trị, chính sách, hành chính thay vì nói chánh quyền, chánh trị, chánh sách, hành chánh,…
- Tôn trọng thói quen sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng bởi ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nên nó mang bản chất xã hội sâu sắc: tuy đã chọn mệnh thay mạng trong số
mệnh, mệnh lệnh, tài mệnh, vận mệnh,… nhưng vẫn dùng mạng trong các từ cách mạng, mạng người, mạng sống,…hoặc vẫn dùng “chánh” trong các cụm từ “ông chánh văn phòng”, “các nhà lãnh đạo”,…
- Chấp nhận cách phát âm các nhân danh, địa danh: Phan Châu Trinh ( thay vì dùng
Phan Chu Trinh), Võ Tánh (thay cho Vũ Tính), quận Bình Chánh hay tỉnh Quảng Ngãi (thay cho Quảng Nghĩa).