- Trong tiếng Việt hiện đại có 432 từ đơn tiết tham gia đối lập đều khắp ở tất cả các thanh điệu được liệt kê ở danh sách dưới đây Trong đó, những từ in nghiêng là từ địa
CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂM ĐOẠN TÍNH
5.2. Hệ thống âm đệm 1 Các âm vị làm âm đệm
5.2.1. Các âm vị làm âm đệm
Ngoài cách mở đầu khác nhau tạo ra những âm tiết khác nhau như chúng ta đã trình bày ở phần âm đầu (xem Mục 1.1), theo Đoàn Thiện Thuật [122], các âm tiết tiếng Việt còn có thể đối lập nhau do chỗ có kèm theo hiện tượng tròn môi hay không. Âm tiết “toán” được phát âm với [t˚]. Ở đây, ngoài động tác cấu âm [t] bình thường với sự tiếp xúc của đầu
lưỡi với răng còn có thêm một động tác được gọi là cấu âm phụ làm xuất hiện một hiện tượng chúm tròn môi diễn ra suốt các giai đoạn phát âm của phụ âm đầu đến âm chính - hạt nhân của âm tiết. Hiệu quả âm học của nó là một âm lướt [u] xuất hiện giữa phụ âm đầu và âm chính. Trái lại, ở âm tiết “tán” không có động tác cấu âm phụ đó, không có âm lướt [u] nào cả.
Âm lướt [u] đã có tác dụng trầm hóa âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu. Do đó, âm tiết “toán” có âm sắc bị trầm hơn so với âm tiết “tán”. Thử phát âm những âm tiết như “tuấn” và “tán” hay “tuyên” và “tiên” ta cũng thấy tương tự như “toán” và “tán” nói trên.
Sự đối lập âm vị học giữa đặc trưng âm sắc bị trầm hóa /không bị trầm hóa do cấu âm
tròn môi /không tròn môi đã tạo nên những đặc trưng khu biệt làm nên nội dung hiện thực của 2 âm vị: một âm vị là bán nguyên âm môi /-u-/ đối lập với một âm vị khác có nội dung tiêu cực, đó là âm vị /zêrô/.
Cả hai âm vị /-u-/ và /zêrô/ đóng vai trò của âm đệm.
Âm đệm chỉ có chức năng làm trầm hóa âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu chứ không phải là tạo nên âm sắc chủ yếu của âm tiết vì vậy một âm vị có nội dung tích cực đảm nhiệm thành phần này chỉ có thể là một âm lướt, một bán nguyên âm phi âm tiết tính. Nghĩa là âm này không có khả năng nằm ở đỉnh của âm tiết để kết hợp với thanh điệu tạo thành âm tiết.
So sánh hai phát ngôn “cụ ạ” và “quạ”. Phát ngôn thứ nhất trải qua hai giai đoạn phát âm, còn phát ngôn thứ hai chỉ có một. Ở phát ngôn thứ nhất âm sắc chủ đạo của âm tiết “cụ”
là nguyên âm [u], nguyên âm này tạo nên âm sắc chủ đạo của âm tiết và nằm ở đỉnh của âm tiết. Yếu tố này tạo nên âm sắc chủ yếu của âm tiết (Hình 3). Trong phát ngôn thứ hai [a] nằm ở đỉnh âm tiết, tạo nên âm sắc chủ đạo của âm tiết. Âm lướt [u] chỉ xuất hiện trong quá trình đi lên của đường cong cường độ của âm tiết (Hình 4).
Hình 3 Hình 4
Trong phát ngôn thứ nhất [u] là nguyên âm làm âm chính, trong phát ngôn thứ hai [u] là bán nguyên âm làm âm đệm. Dùng kí hiệu phiên âm để ghi âm đệm này ta phải thêm vào phía dưới một dấu phụ phi âm tiết tính [u].
Tóm lại, đảm nhiệm thành phần âm đệm trong tiếng Việt chỉ có hai âm vị: một bán nguyên âm môi /-u-/ và một âm vị /zêrô/.