- Trong tiếng Việt hiện đại có 432 từ đơn tiết tham gia đối lập đều khắp ở tất cả các thanh điệu được liệt kê ở danh sách dưới đây Trong đó, những từ in nghiêng là từ địa
CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂM ĐOẠN TÍNH
5.3.1. Tiêu chí khu biệt các âm vị nguyên âm
5.3.1.1. Về phẩm chất
Xét âm chính trong hai âm tiết “lán” và “lún” ta thấy, các nguyên âm /a/ và /u/ đối lập với nhau ở chỗ một âm có âm sắc trầm, âm lượng nhỏ /u/, một số âm có âm sắc không trầm, âm lượng lớn /a/, đó là sự đối lập về phẩm chất. Trong khi đó ở hai âm tiết “hán” và “hắn”, hai nguyên âm /a/ và /ă/ có cùng âm sắc, cùng âm lượng như nhau, tức là cùng phẩm chất như nhau, nhưng đối lập nhau ở chỗ một đằng là /a/ dài, một đằng là /a/ ngắn. Đây là sự đối lập về lượng. Nói đến phẩm chất của nguyên âm ta sẽ nói đến tiêu chí âm sắc (bổng/trầm) và âm lượng (độ vang).
a. Về tiêu chí âm sắc
Các nguyên âm tiếng Việt đối lập nhau trước hết ở âm sắc trầm/bổng, nhưng còn ở chỗ đặc trưng bổng hoặc trầm, được giữ vững hay không được giữ vững từ đầu đến cuối trong quá trình phát âm âm tiết.
Thứ nhất, về đặc trưng trầm/bổng các nguyên âm đối lập nhau thành hai loại: loại bổng và loại trầm, đó cũng là thế tương liên giữa các nguyên âm dòng trước (có âm sắc bổng) và nguyên âm dòng sau (có âm sắc trầm), giữa các nguyên âm tròn môi và không tròn môi. Trong loại trầm lại có sự đối lập giữa loại cực trầm và trầm vừa đó là các nguyên âm dòng sau không tròn môi, còn gọi là nguyên âm trung hòa. Như vậy về âm sắc, hệ thống nguyên âm tiếng Việt có ba loại âm sắc:
- Loại bổng: /i, e, ε , , ie/
- Loại trầm vừa: /, , , a, ă, / - Loại trầm: /u, o, , , uo/
Các nguyên âm trầm vừa so với các nguyên âm trong hai loại âm sắc cực đoan cũng có thể gọi là nguyên âm trung hòa.
Thứ hai,về tính cố định và không cố định của âm sắc, các nguyên âm đối lập nhau thành hai nhóm. Ta hãy so sánh phẩm chất bộ phận nguyên âm tính của các âm tiết dưới đây và tìm hiểu nghĩa của mỗi từ đơn tiết mà chúng biểu hiện để thấy được nội dung âm học của tiêu chí khu biệt đang xét và giá trị âm vị học của nó:
“vịt”, “vệt” và “việt” “hứ”, “hớ” và “hứa” “xu”, “xô” và “xua”
Nhóm nguyên âm có âm sắc cố định gồm:
i ɯ u
e o
ε a ɔ
Nhóm nguyên âm có âm sắc không cố định gồm: ie, , uo
Chúng ta gọi nhóm nguyên âm thứ hai là những nguuyên âm đôi tức là những tổ hợp nguyên âm có giá trị đơn âm vị tính. Điều này có những lý do khả nguyên của nó.
Các tổ hợp /ie, , uo/ bao gồm hai yếu tố, nhưng không bao giờ tách khỏi nhau và cả hai cùng có một chức năng như nhau.
Hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều có nguyên âm đôi, hay nguyên âm nói chung, nguyên âm đôi nói riêng mang tính phổ quát cho các ngôn ngữ nhưng trong các ngôn ngữ khác có thể các tổ hợp khi bị thử thách thì các yếu tố cấu tạo nên chúng dễ dàng tách bỏ khỏi nhau. Ở đây các tổ hợp [ie, , uo], ví dụ trong các từ “tiên tiến”, “thương thương”, “cuống cuồng” luôn luôn bền vững. Khi nói lái chẳng hạn, các âm vị đổi chỗ cho nhau, thì bao giờ cả tổ hợp trọn vẹn cũng đổi chỗ cho một âm vị khác chứ không bao giờ tổ hợp bị xé lẻ. Với đủ kiểu nói lái khác nhau, hoặc đôi chỗ âm đầu, hoặc đổi chỗ âm cuối, hoặc đổi chỗ âm chính hoặc đổi chỗ âm đệm thì nguyên âm đôi trong hai âm tiết cũng không tách rời nhau mà vẫn gắn bó chặt chẽ với nhau. Nếu như những tổ hợp như [ui, ue, u, ua,...] có yếu tố đầu là [u] dễ dàng bị tách biệt khi nói lái thì các tổ hợp [ie, , uo] không phải như vậy.
Về mặt chức năng, 3 tổ hợp nguyên âm đôi nói trên có yếu tố đầu không phải là âm đệm, yếu tố sau không phải là âm cuối. Trong cấu tạo âm tiết, âm đệm vốn không phải là yếu tố mang âm sắc chủ đạo của âm tiết mà chỉ có chức năng tu chỉnh âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu, do đó nếu nó là một âm vị được thể hiện tích cực thì bao giờ nó cũng là một âm lướt, một bán nguyên âm không làm đỉnh âm tiết. Ở đây yếu tố đầu của các tổ hợp [ie, , uo] ngược lại, bao giờ cũng là yếu tố mạnh hơn yếu tố sau. Nó quy định âm sắc chủ yếu của âm tiết. Điều này có thể kiểm nghiệm bằng cách phát âm kéo dài âm chính của âm tiết chưa nguyên âm đôi /ie/ trong từ “thời tiết” ta sẽ thấy rõ điều đó. Mặt khác, sự xuất
hiện của một trong số ba tổ hợp trên sau âm đệm /-u-/ trong những từ như “nguyện” trong “nguyện cầu” càng chứng tỏ rằng yếu tố đầu của những tổ hợp đang xét không phải là âm đệm. Ở đây ta có âm đệm /u/ và âm chính /ie/. Yếu tố đầu của các tổ hợp đang xét bao giờ cũng có chức năng của âm chính.
Xét đến yếu tố thứ hai của các tổ hợp này thì hiển nhiên chúng không phải là âm cuối. Trong các âm tiết khác nhau ta có thể gặp các tổ hợp [ie] và [i] hoặc [i] chẳng hạn “miến” và “mía”; cũng như vậy: [uo] và [u] hoặc [u] trong “muống” và “múa” [] và [] hoặc [] trong “bướng” và “bứa”. Khi xét đến sự phân bố của các tổ hợp này thì ta sẽ thấy các tổ hợp đầu [i, u, ] không bao giờ xuất hiện trước âm cuối /zêrô/, còn ngược lại, các tổ hợp sau [i, hoặc i, u, hoặc u, , hoặc ] chỉ được phân bố trước âm cuối /zêrô/ chứ không bao giờ trước các âm cuối là phụ âm hay bán nguyên âm khác. Chúng ở vào thế phân bố loại trừ nhau, vì vậy [ie, i, i] phải được coi là đồng nhất về mặt âm vị học. Các tổ hợp khác cũng vậy. Tóm lại, chúng ta vẫn chỉ có 3 tổ hợp [ie, , uo] và cả 3 tổ hợp đều được phân bố trước âm cuối /zêrô/ cũng như các âm cuối khác. Một khi chúng xuất hiện trước các âm cuối thì các yếu tố sau của chúng quyết không thể nhầm lẫn âm cuối được mà chỉ có thể làm âm chính.
Các tổ hợp [ie, , uo] có hai yếu tố đều là âm chính. Trong âm tiết năm thành phần làm nên năm đối hệ. Các âm tiết đối lập nhau trong từng đối hệ. Cả 2 yếu tố của các tổ hợp [ie, , uo] đều nằm trong một đối hệ âm chính cùng với các nguyên âm đơn [i, e, ε, a,…], do đó mỗi tổ hợp có được giá trị đơn âm vị tính. Ba tổ hợp nói trên phải được coi là 3 âm vị nguyên âm đôi.
b. Về tiêu chí âm lượng (tức là tiêu chí tương liên về độ mở, xét về mặt cấu âm) các nguyên âm đối lập nhau theo 2 bậc âm lượng lớn, nhỏ. Trong các nguyên âm thuộc bậc lớn lại có sự đối lập giữa các bậc cực lớn và bậc lớn vừa. Các nguyên âm thuộc bậc nhỏ lại nằm trong thế lưỡng phân: cực nhỏ và nhỏ vừa. Như vậy toàn bộ các nguyên âm trong hệ thống phân chia thành bốn âm lượng:
- Bậc cực lớn: /ε, , a, ă, ɔ, / - Bậc lớn vừa: /e, , , o/ - Bậc nhỏ vừa: /ie, , uo/ - Bậc nhỏ: /i, ɯ, u/.
Nếu chia các nguyên âm ra hai nhóm: nguyên âm đơn và nguyên âm đôi, thì các âm vị thuộc nhóm đầu đối lập với nhau về mặt âm lượng theo 3 bậc: cực lớn, lớn vừa và nhỏ; còn các âm vị thuộc nhóm sau, tức các nguyên âm đôi, thì đứng ngoài thế đối lập về âm lượng.
Tóm lại, theo các tiêu chí khu biệt về mặt phẩm chất, sự đối lập của các âm vị trong toàn bộ hệ thống nguyên âm có thể thâu tóm trong một bảng sau:
CỐ ĐỊNH KHÔNG CỐ ĐỊNH ÂM SẮC ÂM LƯỢNG Bổng Trung hòa Trầm Bổng Trung hòa Trầm NHỎ i ɯ u LỚN VỪA e o ie uo LỚN ε/ a/ă ɔ/
5.3.1.2. Tiêu chí khu biệt về lượng
Đây là tiêu chí tương liên về trường độ Thế tương liên này chỉ xảy ra trong số các nguyên âm đơn ở bậc âm lượng cực lớn và lớn vừa.
Trong tiếng Việt có 4 âm vị nguyên âm ngắn, đối lập với 4 âm vị nguyên âm dài, tương ứng về mặt phẩm chất, đó là /ε, /, ă/a, /ɔ. Chúng làm thành một hệ thống với 3
loại âm sắc và các bậc âm lượng:
ă
/ă, / được phân xuất do sự đối lập của những cặp từ đơn tiết như “bán” và “bắn, “sơn” và “sân”.
Cũng có người cho rằng nguyên âm trong “bán” và “bắn” khác nhau về phẩm chất chứ không phải đồng nhất về phẩm chất, chỉ khác nhau về trường độ.
Người ta có thể miên tả, về mặt cấu âm, nguyên âm trong “bán” là một âm có độ nâng thấy, dòng giữa, và nguyên âm trong “bắn” là một âm có độ nâng trung bình, tuy cũng thuộc dòng giữa nhưng hơi lui ra phía trước.
Về nguyên âm của các âm tiết “sơn” và “sân” người ta có thể có những nhận xét tương tự, nghĩa là không tìm thấy một sự tương đồng hoàn toàn giữa chúng về mặt phẩm chất. Tuy nhiên, cần thấy rằng không một ai có thể chối cãi được là nguyên âm trong các âm tiết “bắn” và “sân” bao giờ cũng có trường độ ngắn hơn nguyên âm trong “bán” và “sơn”. Đặc trưng về trường độ phải được coi là thường xuyên và do vậy một vài điểm khác biệt nào đó về mặt phẩm chất, nếu có thì chỉ là những nét rườm, không được tính đến.
/, / được phân xuất từ những cặp từ đơn tiết đối lập “cảnh/kẻng”, “ách/éc”, “cong/coong”, “móc/moóc”. Ở đây “moóc” là từ phiên âm tiếng nước ngoài nhưng nhiều từ khác là từ tượng thanh. Trong từ vựng tiếng Việt còn có từ “xẻng”, vốn có cùng một nguyên
âm như trong “kẻng” mà không hề là từ “ngoại lai” hay từ tượng thanh gì cả. Do đó sự đối lập âm vị học được đề xuất từ những cặp từ nói trên là không thể thiếu được.
Nói đến sự đối lập về trường độ của các nguyên âm trong những từ “cong/coong”, “móc/moóc” thì hình như vấn đề được đặt ra còn có cơ sở do chỗ việc thể hiện bằng chữ viết của các nguyên âm và các phụ âm cuối có chỗ tương tự hoặc đồng nhất, mặc dù giá trị ngữ âm thực sự của các âm đoạn này rất khác nhau. Trái lại, do chỗ các từ “cảnh/kẻng”, “ách/éc” được ghi bằng chữ viết khác nhau hẳn ở cả âm đoạn nguyên âm cũng như phụ âm, nên sự đối lập dường như do phẩm chất và vấn đề lượng của nguyên âm đặt ra trở thành không đúng chỗ. Vì vậy việc tìm hiểu giá trị ngữ âm học của những nguyên âm và phụ âm trong các âm tiết nói trên cũng phải được tiến hành cùng với việc giải thuyết thành phần âm vị học của những âm tiết đó.
Trước hết hãy xét về mặt phẩm chất xem nguyên âm trong “cảnh”, “ách” có thể là nguyên âm gì đã.
Hình 5 Hai âm tiết này có thể ghi bằng ký hiệu phiên âm là [kiɲ4
] và [ʔi
c5]. Với sự quan sát bằng tai ta có thể thấy nguyên âm trong các âm tiết này là một nguyên âm có âm sắc trung hòa, âm lượng lớn, và trường độ ngắn. Về phẩm chất, mới xét thì quả là ta có một nguyên âm gần với [a] nhưng không hẳn là [a]. Song, có một điều ta không thể quên được là ở đây ta đang bắt gặp sự thể hiện của một nguyên âm nào đó, với sự biến dạng tất yếu của nó, trong bối cảnh cụ thể trước các phụ âm mà ta ghi được là [ɲ] và [c].
Từ sự thể hiện đều đặn của những nguyên âm bổng trước [ɲ, c] trong những vần “inh,
ich”, “ênh, êch” ta rút ra được quy luật biến dạng sau đây: các nguyên âm đơn hàng trước, khi xuất hiện trước các nguyên âm mặt lưỡi bao giờ cũng được cấu âm lui về phía sau thành nguyên âm hàng giữa tức là chuyển âm sắc bổng sang âm sắc trung hòa, và rút ngắn trường độ ([i] > [ɯǐ] trong “inh, ich”, [e] > [i
] trong “ênh, êch”). Do đó khi ta bắt gặp trong “cảnh”, “ách” một nguyên âm hàng giữa, có âm sắc trung hòa và trường độ ngắn [i
] ta phải nghĩ rằng đó là sự thể hiện của một nguyên âm hàng trước, có âm sắc bổng, với độ mở tương ứng, tức mức âm lượng lớn, và nguyên âm đó chỉ có thể là /ε/.
Ta xét thêm những cứ liệu khác có liên quan đến /ε/ và /a/ trước khi kết luận. Căn cứ vào chữ viết ta có thể thấy được một hình thức phân bố của các nguyên âm đơn trước các phụ âm cuối mặt lưỡi (-nh, -ch, -ng, -c) như sau:
/i/: inh, ich /ɯ/: ưng, ưc /u/: ung, uc
/e/: ênh,êch /o/: ông, ôc /ε/: eng, ec //: âng, ấc /ɔ/: ong, oc
/a/: anh, ach /ă/: ăng, ăc
i e ε t ɘ ɜ
Ở đây ta lại thấy các nguyên âm bổng /i, e/ đều được phân bố trước -nh, -ch, riêng /ε/ không được phân bố. Ngược lại, tất cả các nguyên âm trung hòa /ɯ, , a, ă/ đều được phân bố trước -ng, -c nhưng riêng /a/ lại được phân bố cả trước -nh, -ch. Sự phân bố quá rộng của /a/ và quá hẹp của /ε/ buộc ta phải nghi ngờ giá trị ngữ âm của nguyên âm trong những vần “anh, ach” mà con chữ “a” biểu hiện không phải là /a/. Chính là con chữ “a” đã thể hiện âm vị /ε/. Chỉ có cách hiểu như vậy với phù hợp với quy luật phân bố của các yếu tố ngôn ngữ, vốn bao giờ cũng rất cân đối.
Một luận cứ khác nữa mà ta có thể dẫn ra là sự luân phiên của các nguyên âm trong các âm tiết cấu tạo từ kép láy. Sự luân phiên quy luật tính, có thể phát biểu như sau: các nguyên âm trầm luân phiên với các nguyên âm bổng, ở cùng bậc âm lượng.
Những từ có nguyên âm nghi vấn là “róc rách” và “long lanh”. Việc giải thuyết nguyên âm trong các âm tiết đầu là gì sé quyết định “số phận” của nguyên âm trong các âm tiết sau. Nếu trong từ “tóc”, “học” nguyên âm được nhận diện, về mặt phẩm chất, là một âm [ɔ] thì nguyên âm trong “róc”, “long” cũng là như thế, và do đó nguyên âm trong “rách”,
trong “lanh” phải là một âm [ε].
/u - i/ /o - e/ /ɔ - ε/
Sụt sịt Hổn hển Rón rén
Chúm chím Gồ ghề Hom hem
Húp híp Vỗ về Móm mém
Rúc rích Xộc xệch (Róc rách) Đủng đỉnh Ngô nghê (Long lanh)
Rung rinh Xồ xề Thòm thèm
Tủm tỉm Ngông nghênh Mon men Đủng đỉnh Chông chênh Ngót nghét Rung rinh Công kênh Chóp chép Thùng thình Mênh mông Võ vẽ
Tóm lại, theo Đoàn Thiện Thuật [122], việc coi nguyên âm trong “cảnh”, “ách” là một nguyên âm có phẩm chất của [ε] không phải là không có cơ sở trong thực tế phát âm vì kết luận này đảm bảo được quy luật biến dạng của các nguyên âm; nó lại tạo nên tính cân đối trong sự phân bố của các nguyên âm và phụ hợp đến mức tối đa với những sự kiện hình thái học (nó cho phép miêu tả các từ kép láy đơn giản nhất, vì tất cả những từ kép láy trên chỉ có cùng một kiểu cấu tạo).
Đương nhiên sự thể hiện của nguyên âm trong “cảnh”, “ách” không phải là [ε] mà là một cái gì gần với [a] hơn, nhưng nguyên âm này cần được giải thuyết là [ε] vì cách giải thuyết này dù sao vẫn có nhiều ưu thế hơn cho rằng nó là [a].
Như vậy, nguyên âm trong các cặp từ đơn tiết “cảnh/kẻng”, “ách/éc” là giống nhau về phẩm chất. Các phụ âm cuối được chữ viết ghi là “-nh”, “-ng”, “-ch”, “-c” nếu lại đuợc coi