ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm phân hữu cơ sinh học của công ty Sông Gianh ở khu vực miền Trung (Trang 34 - 39)

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh miền Trung

2.1.1.1. Đặc điểm về địa hình

Khu vực duyên hải Miền Trung kéo dài gần 10 độ vĩ tuyến, với chiều dài hơn 1000km; diện tích tự nhiên là 84.580 km2, Phía Đông giáp biển, Phía Tây giáp núi bao gồm các tỉnh ven biển từ Thanh Hoá đến Khánh Hoà và có đặc điểm địa hình khá phức tạp.

Trong vùng có 2 hệ đất cây trồng chính:

- Hệ đất Feralit phân bố ở các vùng cao nguyên và núi của vùng Bắc Trung Bộ và một ít ở Trung Trung bộ, được phân hoá chủ yếu thành đất ba zan với một ít đá vôi (Quảng Bình, Thừa thiên Huế) là loại đất thích hợp với một số cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu và cây hoa màu.

Hệ đất phù sa: Phát triển trên dải đồng bằng phù sa Thanh-Nghệ Tỉnh, Bình Trị Thiên; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hoà. Tổng diện tích các đồng bằng này chiếm trên 70.000 km2 do phù sa các sông duyên hải miền Trung bồi đắp.

Hệ đất phù sa ở đồng bằng duyên hải miền Trung gồm 3 nhóm chính:

* Đất phù sa cổ: Chiếm 10-15% diện tích các đồng bằng là phần chuyển tiếp giữa đồng bằng với cao nguyên và núi, đã bị bạc màu, thích hợp với một số loại hoa màu nhất định.

* Đất phù sa mới: Chiếm đại bộ phận diện tích đồng bằng, hằng năm được bồi đắp phù sa có độ phì khá cao, thích hợp với cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp hàng năm.

* Đất phù sa pha cát: Xuất hiện theo bờ biển với các đồi cát dài và lớn do nạn cát biển bay tạo thành, giá trị trồng trọt thấp.

Trong các đồng bằng phù sa duyên hải miền Trung, rộng lớn và màu mỡ là đồng bằng Thanh Hoá (2.900 km2) ngoài ra ở Quảng Nam, Phú Yên đồng bằng cũng khá lớn, thuận lợi cho trồng trọt và quy hoạch sản xuất nông nghiệp với tính chuyên canh cao,

Mặt khác, vùng miền Trung có một hệ thống sông ngòi dày đặc, đi dọc theo đường quốc lộ 1A cứ bình quân 25km là gặp một sông lớn. Trong đó có những con sông lớn, quan trọng đó là sông Cả, Sông Mã, Sông Chu, Sông Lam, Sông Hương, Sông Thu Bồn. Hệ thống sông ngòi này là nguồn cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt, là nguồn cung cấp phù sa, thúc đẩy giao thông đường thuỷ phát triển.

Đi đôi với hệ thống sông ngòi dày đặc là các đồi núi xen lẫn đồng bằng nên các dòng sông đều ngắn, dốc nên hằng năm thường gây ra lũ lụt.

2.1.1.2 Đặc điểm chung về thời tiết khí hậu

Tính chất nền tảng của khí hậu miền Trung là nhiệt đới gió mùa.

- Khí hậu có tính nhiệt đới cao, nhiệt độ trung bình năm từ 22 đến 260C, Tháng 1 thường là tháng có nhiệt độ thấp nhất; tháng 6,7 và 8 là những tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm. Trong ba năm trở lại đây thì tháng 1 nhiệt độ bình quân là 20,50C và các tháng có nhiệt độ cao nhất là 6,7,8 nhiệt độ từ 28- 30,50C.

Số ngày nắng dao động từ 230 đến 250 ngày trong năm, Lượng mưa phong phú từ 1.600-1.850 mm trong năm, đây là các điều kiện cần thiết để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Khí hậu phấn hoá theo mùa và theo vĩ độ: Một năm có 2 mùa khô và mùa mưa kéo dài. Mùa mưa kèm theo bão lũ, dư nước, mùa khô thiếu nước, khô hạn nhất là vùng cực nam duyên hải miền Trung. Càng về phía bắc khí hậu có mùa Đông lạnh, chịu ảnh hưởng trực tiếp gió mùa đông bắc, về phía Nam có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo; khí hậu nhiều nhiễu động do lũ lụt, gió bão.

Mặt khác, vùng Bắc trung Bộ, vào mùa hè (các tháng 5,6,7,8) chịu ảnh hưởng nặng nề hiện tượng gió phơn tây nam, làm tăng lên sự khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

2.1.1.3 Đặc điểm về sản xuất nông nghiệp

Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp nên miền Trung đã từng sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Song, cùng với sự thành công của Đại hội VI vào tháng 12 năm 1986, miền Trung đang từng bước công

nghiệp hoá, hiện đại hoá nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu và yếu kém để đi lên nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả.

Bảng 2.1 Cơ cấu đất sử dụng đất năm 2003 phân theo địa phương

Đvt: % Địa bàn Tổng diện tích Trong đó Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp có rừng Đất chuyên dùng Đất CẢ NƯỚC 100,0 28,9 37,7 5,1 1,4 Bắc Trung Bộ 100,0 14,7 45,4 4,8 1,1 Thanh Hóa 100,0 22,8 43,3 6,4 1,8 Nghệ An 100,0 12,4 43,5 3,8 0,9 Hà Tĩnh 100,0 16,0 41,4 7,9 1,1 Quảng Bình 100,0 8,3 62,5 3,0 0,5 Quảng Trị 100,0 15,5 33,8 3,9 0,8

Thừa Thiên - Huế 100,0 12,2 45,2 4,8 0,9

Duyên hải Nam Trung Bộ 100,0 16,6 37,1 6,7 1,1

Đà Nẵng 100,0 9,3 40,9 30,7 2,5 Quảng Nam 100,0 10,9 42,7 2,7 0,7 Quảng Ngãi 100,0 20,1 31,0 4,2 1,4 Bình Định 100,0 19,4 33,6 5,3 1,1 Phú Yên 100,0 24,0 34,4 3,5 0,9 Khánh Hòa 100,0 16,0 37,5 15,9 1,1 Nguồn:www.gso.gov.vn (Tổng cục thống kê)

Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp ở miền Trung chủ yếu là cây lúa với diện tích trồng lúa trên 60% diện tích nông nghiệp (Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi) ngoài ra còn trồng một số loại rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày như đậu, lạc, ngô, sắn, mía, điều, cafê, cói... Sản lượng lương thực đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong vùng.

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994 phân theo địa phương

Đvt: Tỷ đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa phương 2000 2001 2002 2003 2004 Số tuyệt

đối (2000-

% tăng tăng

2004) trưởngCả nước 112.111,70 114.989,50 122.150,00 127.651,10 133.046,00 20.934,30 18,67 Cả nước 112.111,70 114.989,50 122.150,00 127.651,10 133.046,00 20.934,30 18,67 Bắc Trung Bộ 9.767,30 10.105,90 10.528,70 11.043,80 11.428,80 1.661,50 17,01 Thanh Hoá 3.270,50 3.405,00 3.592,50 3.770,10 3.888,50 618,00 18,90 Nghệ An 2.961,80 3.079,40 3.230,70 3.387,30 3.527,10 565,30 19,09 Hà Tĩnh 1.525,40 1.537,10 1.564,30 1.658,00 1.710,10 184,70 12,11 Quảng Bình 627,70 643,50 673,50 702,20 730,00 102,30 16,30 Quảng Trị 726,60 754,40 778,80 807,30 831,90 105,30 14,49 T.T - Huế 655,30 686,50 688,90 718,90 741,20 85,90 13,11 Duyên hải Nam

Trung Bộ 6.153,60 6.236,10 6.319,70 6.752,60 6.954,90 801,30 13,02 Đà Nẵng 225,50 227,40 237,60 235,10 232,80 7,30 3,24 Quảng Nam 1.426,50 1.427,90 1.432,50 1.503,70 1.540,20 113,70 7,97 Quảng Ngãi 1.239,60 1.256,30 1.276,70 1.367,00 1.424,90 185,30 14,95 Bình Định 1.615,00 1.645,60 1.659,90 1.804,70 1.873,90 258,90 16,03 Phú Yên 916,00 944,00 975,50 1.047,20 1.072,60 156,60 17,10 Khánh Hoà 731,00 734,90 737,50 794,90 810,50 79,50 10,88 Giá trị TSL 15.920,90 16.342,00 16.848,40 17.796,40 18.383,70 2.462,80 15,47 Tỷ trọng so với cả nước(%) 14,20 14,21 13,79 13,94 13,82

Nguồn: www.gso.gov.vn (Tổng cục thống kê)

Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tỷ trọng sử dụng đất (chỉ sau đất lâm nghiệp). Tuy nhiên, thấp hơn so với cả nước vì diện tích đồng bằng có thể sản xuất nông nghiệp tại miền Trung chiếm tỷ trọng nhỏ, mà diện tích chủ yếu là đồi núi. Tỷ trọng sử dụng đất nông nghiệp lớn nhất phải nói đến Phú Yên (24%) và Thanh Hoá (22,8%). Ngoài ra Quảng Bình (8,3%) và Đà Nẵng (9,3%) là những tỉnh có tỷ trọng sử dụng đất nông nghiệp thấp bởi vì Quảng Bình là tỉnh có diện tích rừng nhiều, Đà nẵng địa giới hành chính nhỏ chủ yếu là đồi núi và quy hoạch phát triển công nghiệp.

Giá trị sản xuất nông nghiệp trong khu vực không ngừng tăng lên qua các năm từ 2000-2004, tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp khu Vực miền Trung chỉ mới đạt 15,47%, thấp hơn so với cả nước 3,2% (18,67%- 15,47%). Riêng số tăng trưởng tuyệt đối năm 2004 so với năm 2000 của khu vực miền Trung là 2.462,8 tỷ đồng so với cả nước là 20.934 tỷ đồng.

2.1.1.4 Đặc điểm về cơ sở hạ tầng

Với những đặc điểm về thời tiết khí hậu cũng như về địa hình trải dài, mật độ dân cư thưa thớt, thu nhập bình quân/người thấp nên việc quy hoạch phát triển

Cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống nước, hệ thống thông tin liên lạc còn có nhiều bất cập. Cụ thể như sau:

- Về hệ thống giao thông: hầu hết các tỉnh Duyên hải miền Trung đều có hệ thống giao thông đường bộ yếu kém về chất lượng, chưa được quy hoạch đồng bộ và đang trong quá trình xây dựng. Hệ thống giao thông đường thuỷ chưa được quản lý chặt chẻ, các chế tài xử phạt chưa nghiêm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm phân hữu cơ sinh học của công ty Sông Gianh ở khu vực miền Trung (Trang 34 - 39)