Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ (Trang 55 - 57)

1. Doanh số cho vay Triệu đồng 570.453,00 52205,00 646.117,

4.2.5Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu

Biểuđồ 12: NỢ QUÁ HẠN, NỢ XẤU CHO VAY CÁ NHÂN

Theo sự cho biết của ngân hàng, trong tổng nợ quá hạn tại Sacombank thì nợ quá hạn cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng trên 90%, vì vậy ta sẽ đi sâu vào phân tích nhóm nợ quá hạn này, đồng thời kết hợp phân tích nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cá nhân. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng và không có lý do chính đáng để xin gia hạn nợ. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại một ngân hàng. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó, nợ quá hạn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ thì chất lượng tín dụng của ngân hàng kém hiệu quả. Ngược lại, nợ quá hạn càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả và an toàn. Trong năm nhóm nợ đó thì nhóm 1 và nhóm 2 là hai nhóm nợ đủ tiêu chuẩn và nợ cần chú ý là có mức độ rủi ro thấp hơn cả. Qua biểu đồ nợ quá hạn, nợ xấu ta thấy nợ xấu chiếm tỷ trọng rất cao trong nợ quá hạn do đó ta sẽ tập trung vào ba nhóm nợ có mức độ rủi ro khá cao này. Ta chia nợ xấu theo thời hạn cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn.

(Nguồn: phòng Kế toán và Quỹ) Ta thấy rằng, thời hạn cho vay càng dài thì khả năng xảy ra nợ quá hạn nói chung và nợ xấu nói riêng càng cao. Sacombank Cần Thơ có tỷ trọng dư nợ trung và hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu, nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều đó chứng tỏ ngân hàng có những chính sách tín dụng đúng đắn, công tác thu nợ đạt hiệu quả cao. Ngược lại với xu hướng giảm nợ xấu trung và dài hạn là sự biến động tăng giảm của nợ xấu ngắn hạn. Nguyên nhân nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao là do cho vay ngắn hạn, thời gian ngắn nhiều hộ vay làm ăn không hiệu quả nên việc trả nợ vay không kịp dẫn đến nợ quá hạn sau đó đã gia hạn nhưng vẫn không trả được nên chuyển sang nợ xấu. Trong thực tiễn quan hệ tín dụng được hình thành hết sức đa dạng và có đủ tất cả các chủ thể tham gia. Quan hệ tín dụng thực chất là quan hệ vay - trả, nhưng thường người ta chỉ đề cập đến “vay” mà đôi khi thường bỏ quên mặt thứ hai của nó, đó là “trả” nợ quá hạn. Nhiều khi việc trả nợ cho ngân hàng không được thực hiện, dần dần món vay từ bình thường (nợ đủ tiêu chuẩn) chuyển biến theo các cung bậc: nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Từ đó, nợ xấu được hình thành và đè lên gánh nặng ngân hàng.

Cùng với sự tăng giảm về doanh số cho vay và dư nợ thì nợ xấu trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn cũng tăng qua các năm. Năm 2005 nợ xấu chỉ có 678,99 triệu đồng, đến năm 2006 nợ xấu 909,68 triệu đồng tăng 230,69 triệu đồng. Đến năm 2007 có sự giảm mạnh, giảm 556,71 triệu đồng, tương đương giảm 61,2% so với năm 2006. Điều này cho thấy nợ xấu được cán bộ tín dụng quản lý chặt chẽ, khi gần đến hạn cán bộ tín dụng thường xuyên nhắc nhở khách hàng đóng tiền đúng ngày. Nếu khách hàng không đóng kịp thời ngân hàng sẽ trích tài khoản tiền

Bảng 14: NỢ XẤU CHO VAY CÁ NHÂN THEO THỜI GIAN

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị %

1.Ngắn hạn 678,99 909,68 352,97 230,69 33,98 -556,71 -61,20

2.Trung & dài

hạn 1.584,30 1.111,83 655,52 -472,47 -29,82 -456,31 -41,04

gửi của khách hàng tại ngân hàng để tránh tình trạng nợ quá hạn tăng cao. Khi khách hàng bổ sung, ngân hàng sẽ làm thủ tục hoàn lại cho khách hàng. Đây chỉ là biện pháp tức thời trong ngắn hạn phần nào hạn chế được rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên do năm 2006 tình hình kinh tế không ổn định, giá cả nguyên vật liệu tăng cao ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong năm 2005, 2006 Việt Nam liên tiếp vướng phải những vụ kiện bán phá giá, kiện tụng về chất lượng hàng hoá trên thị trường xuất khẩu. Thiên tai, dịch bệnh xuất hiện nhiều, nông dân không đủ tiền kịp thời để trả nợ đúng định kỳ cho ngân hàng. Đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng nợ xấu tăng.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ (Trang 55 - 57)