Nợ xấu trung và dài hạn

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ (Trang 61 - 63)

1. Doanh số cho vay Triệu đồng 570.453,00 52205,00 646.117,

4.2.4.2Nợ xấu trung và dài hạn

Bảng 16: NỢ XẤU TRUNG DÀI HẠN CÁ NHÂN

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị %

1. Cho vay sản xuất kinh doanh 475,29 333,55 131,10 -141,74 -29,82 -202,45 -60,69

Cho vay cá thể SXKD thông thường 285,17 166,77 91,77 -118,40 -41,52 -75,00 -44,97

Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

Cho vay góp chợ 190,12 166,77 39,33 -23,34 -12,28 -127,44 -76,42

Cho vay mở rộng tỷ lệ đảm bảo 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

2. Cho vay phục vụ đời sống 633,72 555,92 491,64 -77,81 -12,28 -64,28 -11,56

Cho vay tiêu dùng 253,49 222,37 294,98 -31,12 -12,28 72,62 32,66

Cho vay CBNV 253,49 194,57 98,33 -58,92 -23,24 -96,24 -49,46

Cho vay mua xe ôtô 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

Cho vay bất động sản 126,74 138,98 98,33 12,23 9,65 -40,65 -29,25

3. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

4. Cho vay nông nghiệp 475,29 222,37 65,55 -252,92 -53,21 -156,81 -70,52

Tổng 1.584,30 1.111,83 655,52 -472,47 -29,82 -456,31 -41,04

Nợ xấu trung và dài hạn là kết quả của quá trình thu nợ của cán bộ tín dụng tại ngân hàng. Tình hình nợ xấu sẽ đánh giá được chất lượng tín dụng. Nếu xấu trung và dài hạn cao chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng không tốt hoặc là do các yếu tố chủ quan lẫn khách như quá trình thẩm định dự án của cán bộ tín dụng, thiên nhiên,hoặc là do cá nhân làm ăn không đạt hiệu quả dẫn đến việc trả nợ chậm trễ,…

Xét một cách tổng quát về nợ xấu trung và dài hạn cá nhân ta thấy có khuynh hướng giảm dần qua ba năm. Điều đó chứng tỏ ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả. Sự giảm nợ xấu trung và dài hạn trong những năm qua do những nguyên nhân nào và giảm ở những lĩnh vực nào, ta sẽ dễ hình dung hơn qua việc tìm hiểu về biểu đồ sau:

Tuy trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn có mảng sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá, nhưng trong nợ xấu thì mảng sản phẩm này hoạt có hiệu quả nợ xấu bằng không. Nên ở đây ta chú ý đến ba mảng sản phẩm còn lại.

Qua bảng số liệu ta nhận thấy nợ quá hạn trung và dài hạn theo lĩnh vực đầu tư giảm dần qua các năm. Nhưng mảng nợ xấu cho vay phục vụ đời sống có giảm nhưng tốc độ khá chậm. Mảng nợ xấu giảm với tốc độ nhanh là nợ xấu cho vay nông nghiệp, nợ xấu sản xuất kinh doanh cũng giảm với tốc độ khá nhanh. Đa số các ngành SXKD đều đạt hiệu quả nên đã trả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn, còn lĩnh vực nông nghiệp mà chủ yếu là nuôi cá tra với qui mô vừa và lớn có bước

phát triển mạnh làm ăn có hiệu quả hơn những năm trước nên việc trả nợ cũng trở nên dễ dàng hơn. Còn trong lĩnh vực phục vụ đời sống, tiêu dùng ngày càng tăng nhiều người cần mua sắm, xây nhà, sửa chữa, lo cho việc học tập,..trong khi đó thì kinh tế vào năm 2005, 2006 gặp khó khăn, lương tuy có tăng nhưng vẫn còn thấp dẫn đến việc nợ xấu tuy có giảm nhưng sức giảm không cao.

Năm 2006 nợ xấu trung và dài hạn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ giảm tương đối khá nhiều, cụ thể như sau: năm 2005 nợ xấu trung và dài hạn của SXKD 475,29 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30% trong tổng nợ xấu trung và dài hạn, giảm còn 333,55 triệu vào năm 2006, đến năm 2007 giảm còn 131,10 triệu đồng chiếm 20% trong tổng nợ xấu trung và dài hạn. Qua biểu đồ ta thấy nợ xấu nông nghiệp là có kết quả tốt nhất giảm rất mạnh qua các năm tư chiếm 30% trong cơ cấu nợ xấu qua hai năm giảm xuống còn 20%, 10%. Nguyên nhân bắt đầu từ sự cố gắng ở cả hai phía khách hàng và ngân hàng dưới tác động của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ (Trang 61 - 63)