Nâng cao chất lượng trình độ cho cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ (Trang 77 - 79)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY CÁ NHÂN

5.10.Nâng cao chất lượng trình độ cho cán bộ tín dụng

Công việc của cán bộ tín dụng khá phức tạp, bởi cán bộ tín dụng là người trực tiếp quan hệ với khách hàng, là người thường xuyên tiếp xúc, trao đổi và kiểm tra khách hàng nên mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng và khách hàng là rất mật thiết. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có những phẩm chất, đặc điểm nhất định như trung thực, liêm khiết và có trách nhiệm.

Ngoài phẩm chất tốt, trình độ nghiệp vụ và ý thức tuân thủ là những yếu tố cần thiết để tránh được những sơ hở trong khâu thẩm định, kiểm tra và giám sát, từ đó có thể sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Không những cán bộ tín dụng tự trao dồi kiến thức và trao đổi học hỏi kinh nghiệm, mà Ngân hàng cần phải tạo điều kiện để các cán bộ tín dụng này có thể tiếp xúc học hỏi kinh nghiệm từ những chi nhánh khác, những cán bộ tín dụng khác. Đồng thời Ngân hàng cũng nên thường xuyên mở các lớp đào tạo để nâng

cao trình độ hiểu biết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và khả năng phán đoán cho cán bộ nhân viên.

Định kỳ tổ chức kiểm tra trình độ của nhân viên để bổ sung kịp thời những kiến thức còn hạn chế, hoặc có thể tổ chức thi đua công tác tốt, khen thưởng đúng lúc, kịp thời nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc tốt hơn. Phải có biện pháp khen thưởng hợp lý, rõ ràng. Có như vậy công việc mới được hoàn thành một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó có thể bố trí cán bộ tín dụng phụ trách chính theo từng hình thức công việc như một người phụ trách chính về cho vay nông thôn, hoặc cho vay sản xuất kinh doanh… như vậy sẽ dễ dàng hơn trong khâu thẩm định cũng như kiểm tra. Vì một người chuyên môn về một lĩnh vực sẽ nắm rõ được đặc tính của từng sản phẩm, khi đó công việc sẽ được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn.

+ Trước hết cần cũng cố kiến thức, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng để hiểu biết và sử dụng tốt công cụ dẫn xuất tín dụng nhằm kiểm soát rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại Việt Nam đồng thời cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong từng thành viên của Ngân hàng, nhằm làm giảm các nguy cơ rủi ro về đạo đức trong giao dịch dẫn xuất tín dụng nói riêng và trong hoạt động tín dụng nói chung.

+ Chỉ thực hiện giao dịch dẫn xuất tín dụng để bảo hiểm nhằm quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng, không được lạm dụng, coi nó như một hướng đầu tư để hạn chế rủi ro.

+ Tiếp tục thúc đẩy các hoạt động bán nợ, bảo hiểm rủi ro tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro,… nhằm đa dạng hoá các công cụ quản lý rủi ro.

+ Tham gia, kiểm nghiệm và mở rộng các hoạt động quản lý rủi ro thông qua dẫn xuất tín dụng trên các thị trường tài chính trong khu vực và quốc tế làm kinh nghiệm thực hiện trên thị trường tài chính Việt Nam.

Trên đây là những biện pháp có thể áp dụng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân Hàng. Tuy nhiên khi rủi ro thật sự xảy ra, ta phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó áp dụng những giải pháp phù hợp.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ (Trang 77 - 79)